Quy định mới về hoạt động tư vấn pháp luật

Ngày 16/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật của tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật (gọi chung là tổ chức chủ quản). Những hoạt động tư vấn pháp luật này mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.

 

Theo Nghị định này, tổ chức chủ quản được thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật (Trung tâm). Trung tâm muốn thành lập phải có trụ sở; về nhân sự phải có ít nhất 2 tư vấn viên pháp luật hoặc 1 tư vấn viên pháp luật và 1 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc 2 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

Trung tâm được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật và được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản. Ngoài hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí, Trung tâm được thu thù lao đối với cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu tư vấn pháp luật để bù đắp chi phí hoạt động.

Trung tâm được quyền đề nghị cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin hoặc kiến nghị những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật.

Bên cạnh đó, Trung tâm phải tuân thủ hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm về việc sử dụng tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm; bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn của Trung tâm gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật; định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất báo cáo tổ chức chủ quản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm.

Nghị định quy định rõ, tư vấn viên pháp luật phải là công dân Việt Nam có: Tư cách đạo đức; bằng cử nhân Luật; thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

 

. (Theo Website Chính phủ)

 

 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.