Quy định mới của Chính phủ về di sản văn hóa

Quy định mới của Chính phủ về di sản văn hóa
(LuatVietnam) Ngày 21/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di dản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
Theo đó, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khi có đủ các điều kiện như: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của cong người, được kế tục qua nhiều thế hệ; Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép tiến hành nghiên cứu, sư tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam khi được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép theo quy định. 
 
Di tích được phân thành 4 loại là: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam thắng cảnh. Di tích được kiểm kê theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn háo và khoản 2 Điều 28 Luật di sản văn hóa. Khi tiến hành các dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ của di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
 
Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự. Tổ chức, cá nhân giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được khen thưởng và được nhận một khoản tiền thưởng, mức tiền thưởng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009. Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật có liên quan. Chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải là công dân Việt Nam có địa chỉ thường trú tại Việt nam, có chứng chỉ hành nghề kinh doanh mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, có đầy đủ diện tích và phương tiện để trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Nghị định cũng có các quy định về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Tổ chức bán đấu giá di vật, cổ vật bảo vật quốc gia; Tổ chức và hoạt động của bảo tàng…
 
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06/11/2010 và thay thế Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002.
  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp Nhà nước sau chuyển đổi

Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp Nhà nước sau chuyển đổi

Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp Nhà nước sau chuyển đổi

Tiếp tục nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH1TV) do Nhà nước làm chủ sở hữu, đảm bảo duy trì hoạt động ổn định sau khi chuyển đổi, ngày 17/9/2010 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 138/2010/TT-BTC hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận đối với công ty TNHH1TV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo đó lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau: Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); ...

Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ

Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ

Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ

Ngày 02/8/2010 Bộ Quốc Phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ. Thời gian hưởng phụ cấp hằng tháng đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp của tháng đó..

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Ngày 08/09/2010, Bộ Thông tin Truyền thông ban hành Thông tư 21/2010/TT-BTTTT Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án. Theo đó, trường hợp đầu tư nâng cấp, mở rộng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện có (bao gồm cả việc đầu tư mới các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin thuộc hệ thống đã có) sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có mức vốn dưới 03 tỷ đồng, bao gồm: Phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ; mua sắm, nâng cấp, lắp đặt, cài đặt thiết bị công nghệ thông tin (phần mạng, phần cứng, phần mềm thương mại) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có tổng giá trị trên 100 triệu đồng...