Quy định liên quan đến mua bán thiết bị gian lận khi thi cử

(LuatVietnam) Càng gần thời gian diễn ra các kỳ thi quan trọng, việc mua bán các thiết bị phục vụ gian lận thi cử càng nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Theo Nghị định 66/2017/NĐ-CP mới ban hành, để được kinh doanh các thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình cần phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự và phải có Giấy chứng đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Chỉ tính riêng trong tháng 6/2017, Phòng Cảnh sát Công nghệ cao (PC50) đã phát hiện 5 cá nhân có hành vi kinh doanh thiết bị tai nghe, thu phát tín hiệu có kích thước nhỏ phục vụ mục đích gian lận trong thi cử trên địa bàn Hà Nội, đồng thời thu giữ 65 thiết bị các loại.

Gần đây nhất, vào ngày 13/06, tại một quán café trên địa bàn quận Thanh Xuân, PC50 phối hợp cùng Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83), Công an phường Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân, Hà Nội) bắt quả tang Tống Ngọc Toàn (SN 1989, Hà Nội) đang bán 6 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ dạng vòng cổ, 3 bộ thiết bị tai nghe có dạng thẻ ATM cho khách. Mở rộng điều tra, cơ quan công an còn thu giữ thêm 17 bộ tai nghe dạng vòng đeo cổ, 6 bộ tai nghe dạng ATM và 25 bộ dây nguồn điện, 25 bản mạch điện tử linh kiện để lắp đặt tai nghe siêu nhỏ. Những thiết bị này được chế tạo rất tinh vi và hiện đại, có chức năng phát sóng, thu, nhận, truyền tải âm thanh, hoạt động như một thiết bị nghe, gọi độc lập. Mặc dù có nhiều công dụng nhưng chúng được thiết kế khá nhỏ gọn, có hình dáng giống những chiếc vòng đeo cổ, hay ngụy trang dưới dạng thẻ ATM bình thường nên rất khó phát hiện. Những thiết bị này chủ yếu để phục vụ cho những sĩ tử có nhu cầu trong những kỳ thi quan trọng sắp tới. Toàn cho biết đã kinh doanh loại thiết bị này từ tháng 7/2015 thông qua các website, diễn đàn trực tuyến và mạng xã hội.

(Ảnh internet)

Những trường hợp được phát hiện ở trên chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”, ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác chưa được phát hiện. Vậy kinh doanh loại thiết bị đặc biệt này liệu có vi phạm pháp luật?

Theo Nghị định 66/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/07/2017, điều kiện để kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang là điều kiện đảm bảo về an ninh, trật tự. Ngoài ra, chỉ những cơ sở kinh doanh có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cấp mới được phép kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng chỉ rõ những hành vi bị nghiêm cấm như: Hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang khi chưa được cấp phép hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Lợi dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự; Sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cho thuê, sữa chữa trái phép thiết bị, phần mềm ngụy trang…

Đối chiếu với những trường hợp kinh doanh thiết bị, phần mềm bị thu giữ ở trên, đa phần những trường hợp này đều là trường hợp kinh doanh không có giấy phép đúng như quy định, người bán tự lắp ráp, chế tạo dựa trên những mẫu có sẵn trên thị trường và hoạt động chui lủi.

Căn cứ vào Bộ luật Hình sự, những đối tượng thực hiện hành vi này có thể sẽ bị xử lý về Tội Kinh doanh trái phép như Điều 159 đã quy định. Theo đó, người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm: Hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này…

Mặc dù Nghị định 66/2017/NĐ-CP đến tháng 7/2017 mới có hiệu lực thi hành, nhưng việc ngăn chặn những hành vi buôn bán thiết bị, phần mềm gian lận cần phải được thực hiện nghiêm túc ngay từ bây giờ. Việc này không chỉ góp phần đảm bảo tính công bằng của pháp luật, mà còn góp phần làm trong sạch nền giáo dục, đẩy lùi những hành vi gian lận.

Để tìm hiểu về các quy định liên quan, vui lòng tham khảo thêm Nghị định 66/2017/NĐ-CP theo link dưới đây:

Nghị định 66/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị

 

 

 

 

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7, thu BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương cơ sở mới

Từ 1/7, thu BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương cơ sở mới

Từ 1/7, thu BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương cơ sở mới

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam mới đây đã ban hành Công văn số 2159/BHXH-BT về mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) theo mức lương cơ sở mới…

Áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng tôn màu nhập khẩu

Áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng tôn màu nhập khẩu

Áp dụng biện pháp tự vệ với mặt hàng tôn màu nhập khẩu

Ngày 31/05/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1931/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với mặt hàng tôn màu có mã HS: 7210.7010, 7210.7090, 7212.4010, 7212.4020, 7212.4090, 7225.9990, 7226.9919, 7226.9999 nhập khẩu vào Việt Nam từ một số nước và vùng lãnh thổ khác nhau…