Quy định điều kiện đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bưu chính, viễn thông

Ngày 3/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 121/2008/NĐ-CP về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông (BCVT). Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt quy mô vốn, khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực BCVT phải lập dự án đầu tư và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư. Việc chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư không bao gồm việc chuyển nhượng giấy phép đầu tư chuyên ngành bưu chính, chuyển phát, viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng.

 

Nghị định quy định có 3 loại dự án đầu tư trong lĩnh vực BCVT thuộc diện phải thẩm tra để cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: Dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài, Dự án đầu tư trong nước thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông không phân biệt quy mô vốn đầu tư (2 loại dự án này do Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm tra); Dự án đầu tư trong nước cung ứng dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên (do Sở BCVT thẩm tra).

 

Nghị định quy định rất cụ thể điều kiện đầu tư đối với từng loại dự án trong lĩnh vực BCVT.

 

Đối với Dự án đầu tư thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông, nhà đầu tư trong nước phải là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoặc doanh nghiệp (DN) mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia dự án thì phải có ít nhất một nhà đầu tư là DNNN hoặc DN mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối và nhà đầu tư này có tỷ lệ phần vốn góp chiếm ít nhất 51% tổng số vốn đầu tư của dự án.

 

Nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải liên doanh hoặc liên kết với nhà đầu tư trong nước đã được cấp giấy phép hoạt động trên lĩnh vực này và có tỷ lệ phần vốn góp phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, ngoại trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định thuận lợi hơn.

 

Vốn đăng ký tối thiểu đối với dự án đầu tư thiết lập hạ tầng mạng viễn thông công cộng trên phạm vi 1 tỉnh, thành phố là 160 tỷ đồng, trên phạm vi toàn quốc là 1.600 tỷ đồng.

 

Đối với Dự án đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư trong nước là DN thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật. Nếu có nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia thì phải có ít nhất 1 nhà đầu tư có tỷ lệ phần vốn góp chiếm ít nhất 30% tổng số vốn đầu tư của dự án.

 

Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, trong 3 năm đầu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ truy nhập Internet thì phải liên doanh với ít nhất 1 DN cung cấp dịch vụ viễn thông đã được cấp phép tại Việt Nam và DN này phải có phần vốn góp ít nhất 49% tổng vốn đầu tư dự án.

 

Đối với Dự án đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát, nhà đầu tư trong nước được thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư trong nước để cung ứng dịch vụ chuyển phát. Trường hợp nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư thì phần vốn góp của bên nước ngoài được tối đa đến 51%.

 

Kể từ ngày 11/1/2012, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước với tỷ lệ vốn góp nước ngoài trên 51% hoặc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

 

. Theo Website Chính phủ

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Cho phép người Việt Nam có hai quốc tịch

Cho phép người Việt Nam có hai quốc tịch

Cho phép người Việt Nam có hai quốc tịch

Từ ngày 1/7/2009, người Việt Nam đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn mong muốn được trở thành công dân Việt Nam sẽ được đáp ứng. Đây là điểm mới trong Luật Quốc tịch vừa được Văn phòng Chủ tịch nước công bố. Tuy nhiên, việc 2 quốc tịch chỉ áp dụng với một số ngoại lệ gồm: người được Chủ tịch nước cho phép, trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi...

Tăng cường sử dụng thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Tăng cường sử dụng thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Tăng cường sử dụng thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước

Ngày 03/12/2008, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 34/2008/CT-TTG về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, thực hành tiết kiệm. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện triển khai hệ thống thư điện tử tại cơ quan nhà nước các cấp; tạo lập hộp thư điện tử cho cơ quan, cán bộ công chức viên chức...

Sẽ giảm, hoãn, giãn thuế cho doanh nghiệp

Sẽ giảm, hoãn, giãn thuế cho doanh nghiệp

Sẽ giảm, hoãn, giãn thuế cho doanh nghiệp

Bên lề Hội nghị ngành Tài chính được tổ chức sáng qua (3/12) tại Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh các vấn đề về giảm, hoãn, giãn thuế cho doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thắt chặt chi tiêu công...Theo đó, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ đề xuất giảm 30% thuế suất thuế TNDN của quý IV năm 2008 và cả năm 2009 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu...

Chính thức công bố 8 Luật mới

Chính thức công bố 8 Luật mới

Chính thức công bố 8 Luật mới

Ngày 28/11/2008, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố 8 Luật mới đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua trong 2 ngày 13/11 và 14/11/2008, bao gồm: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật bảo hiểm y tế, Luật cán bộ, công chức, Luật thi hành án dân sự, Luật giao thông đường bộ, Luật quốc tịch Việt Nam, Luật công nghệ cao, Luật Đa dạng sinh học. Các Luật này đều có hiệu lực từ năm 2009 và 2010.