Quy định cụ thể lộ trình phát triển kỹ năng nghề tại Luật Việc làm

Quy định cụ thể lộ trình phát triển kỹ năng nghề tại Luật Việc làm
(LuatVietnam) Đây là một trong những nội dung được đề cập đến trong Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 15/08/2012 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.
Ngoài yêu cầu quy định cụ thể về nội dung và lộ trình thực hiện phát triển kỹ năng nghề trong Luật Việc làm để bảo đảm hiệu quả và tính khả thi của chính sách này trên thực tế; Chính phủ còn nhấn mạnh một số yêu cầu khác, như: Sửa đổi Luật Đất đai 2003 theo hướng quy định minh bạch, rõ ràng hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở, kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan; nâng cao hiệu quả các quy định về phòng, ngừa, ngăn chặn tham nhũng; nâng cao hiệu quả việc kiểm soát tài sản, thu nhập; đồng bộ các văn bản pháp luật về khoa học, công nghệ, tạo nền tảng pháp lý giải quyết những bất cập, vướng mắc hiện nay và tăng cường, thu hút đầu tư của toàn xã hội cho khoa học, công nghệ…
Đồng thời, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, trình các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung chỉ đạo công tác xây dựng các dự thảo văn bản; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa cơ quan chủ trì với các ngành, bộ liên quan; rút ngắn thời gian thẩm định; huy động lực lượng, bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng văn bản và áp dụng thủ tục rút gọn đối với việc xây dựng, ban hành một số văn bản…
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

UBND xã có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán

UBND xã có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán

UBND xã có trách nhiệm bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán

Ngày 13/08/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2012/NĐ-CP quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ. Theo đó, khi có căn cứ cho rằng nạn nhân bị mua bán và người thân thích của họ bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, UBND xã, phường, thị trấn; bộ đội Biên phòng; Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân… có trách nhiệm áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ khác nhau nhằm bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán và người thân thích của họ…

Tăng 2 triệu đồng lệ phí cấp phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài

Tăng 2 triệu đồng lệ phí cấp phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài

Tăng 2 triệu đồng lệ phí cấp phép thành lập VPĐD của thương nhân nước ngoài

Ngày 13/08/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy định tại Thông tư này, mức thu lệ phí cấp giấy phép thành lập, xin gia hạn thời gian hoạt động VPĐD của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam từ ngày 01/10/2012 lần lượt tăng từ 1,5 - 02 triệu đồng. Cụ thể, lệ phí cấp giấy phép thành lập mới là 03 triệu đồng /giấy phép, tăng 02 triệu đồng so với trước đây (theo quy định cũ là 01 triệu đồng/giấy phép...

TCTD giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh tối đa 2 lần/ngày

TCTD giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh tối đa 2 lần/ngày

TCTD giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh tối đa 2 lần/ngày

Ngày 09/08/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Thông tư số 23/2012/TT-NHNN quy định về chế độ điều hòa tiền mặt, giao dịch tiền mặt.Theo đó, Tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước giao dịch tiền mặt với NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch NHNN tối đa 02 lần/ngày và phải thông báo trước thời điểm giao dịch ít nhất 02 giờ...

Cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt hàng sắt, thép

Cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt hàng sắt, thép

Cấp giấy phép nhập khẩu tự động đối với các mặt hàng sắt, thép

Ngày 07/08/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 23/2012/TT-BCT quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với sản phẩm thép. Các mặt hàng được áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm sắt, thép và các sản phẩm bằng sắt hoặc thép, cụ thể như: Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, không phân biệt chiều rộng, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, chưa phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng…