Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý nêu tại Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024.

Theo đó, về dự án Luật Nhà giáo, do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật này Chính phủ yêu cầu cần lưu ý một số nội dung dưới đây:

- Bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 23/06/2023 của Chính phủ.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về nhà giáo; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, nhất là những bài học từ công tác quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.

- Có lộ trình, bước đi phù hợp, bảo đảm tính khả thi và nguồn lực để thực hiện; bảo đảm đúng nguyên lý và nội hàm của quản lý nhà nước, giảm tối thiểu những việc làm cụ thể không phải quản lý nhà nước;

- Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này;

Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp
Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo ngoài lương cơ sở, phụ cấp 
(Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo (ngoài lương cơ sở, phụ cấp là cao nhất như Kết luận 91-KL/TW đã nêu) thì cần thiết kế thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, người có tâm huyết giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phù hợp, khả thi, có khả năng đáp ứng nguồn lực của ngân sách Nnhà nước;

Đồng thời cần làm rõ đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo và phương thức đào tạo có tính đến yếu tố đặc thù trong từng lĩnh vực để làm căn cứ quy định chính sách phù hợp; cần phân cấp, phân quyền mạnh trong hệ thống cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực;

Ngoài ra, giảm tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của các cấp, các ngành, của giáo viên, của người dân; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo đội ngũ nhà giáo, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện để nhà giáo được tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật; giao Chính phủ quy định về đội ngũ nhà giáo trong lực lượng vũ trang cho phù hợp, đúng thẩm quyền.

Nghị quyết 126/NQ-CP được ban hành ngày 01/9/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thêm 2 trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Thêm 2 trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Thêm 2 trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Nghị định 121/2024/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành đã bổ sung 2 trường hợp đơn vị đăng kiểm xe cơ giới bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.