Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải

(LuatVietnam) Quy chuẩn này có mã số đăng ký: QCVN 20:2010/BGTVT do Cục Hàng hải Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 17/2010/TT-BGTVT ngày 05/07/2010 .

Báo hiệu hàng hải bao gồm: Báo hiệu thị giác cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm; Báo hiệu vô tuyến điện cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện; Báo hiệu âm thanh.

Đối với đèn biển được phân thành 3 cấp: Cấp I là báo hiệu nhập bờ, chiều cao đến tâm sáng của đèn là 58m, hiệu lực của thiết bị chiếu sáng chính là 20-25 hải lý; Cấp II là hàng hải ven biển, chiều cao đến tâm sáng của đèn là 26,5m, hiệu lực của thiết bị chiếu sáng chính là 15-20 hải lý; Cấp III là báo hiệu cửa sông, cửa biển, chiều cao đến tâm sáng của đèn là 7,5m, hiệu lực của thiết bị chiếu sáng chính là 10-15 hải lý. Ánh sáng sử dụng cho đèn biển là ánh sáng trắng và trong phạm vi 70 hải lý đặc tính ánh sáng của các đèn biển không được trùng lặp.

Đăng tiêu phải được đặt ở các vị trí có khả năng gây mất an toàn cho hàng hải như các bãi cạn, bãi đá ngầm, xác tàu đắm và các vị trí đặc biệt khác. Ánh sáng sử dụng cho đăng tiêu là ánh sáng trắng, phải rõ ràng, dễ phân biệt với ánh sáng của các báo hiệu hay nguồn sáng khác xung quanh.

Chập tiêu được bố trí theo trục luồng hàng hải. Đoạn luồng bố trí chập tiêu phải đảm bảo ổn định, không bị thay đổi hướng dưới tác dụng của các điều kiện khí tượng thủy văn. Tại bất kỳ điểm nào nằm trong vùng định hướng của chập tiêu, độ rọi tối thiểu tại mắt người quan sát phải bằng 1,0x10-6 lx, độ chênh góc đứng giữa hai nguồn sáng g (tính bằng radian) tại vị trí người quan sát ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng 1,5x10-3 radian, …

Ngoài ra quy chuẩn này cũng quy định về kỹ thuật của: Báo hiệu dẫn luồng, Đặc tính sánh sáng ban đêm của báo hiệu thị giác, Báo hiệu hàng hải AIS, Báo hiệu Tiêu Radar (Racon), … Các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này gồm có: Phụ lục về hệ số tương phản của một số mục tiêu với nền phía sau; Đặc điểm và giới hạn của màu thông thường; Đặc điểm và giới hạn của màu huỳnh quang; Công thức tính bán kính quay vòng của báo hiệu nổi; Bảng mã Morse sử dụng cho Racon.

Việc thiết kế, gia công chế tạo, xây dựng, lắp đặt, quản lý vận hành và khai thác các báo hiệu hàng hải phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Các báo hiệu hàng hải trước khi sử dụng phải được tiến hành chứng nhận hợp quy do tổ chức được Bộ Giao thông vận tải chỉ định. Trong trường hợp đặc biệt thì phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 và thay thế Chương II Quyết định 53/2005/QĐ-BGTVT ngày 27/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về báo hiệu hàng hải.

  • LuậtViệtnam 

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT một số mặt hàng

Điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT một số mặt hàng

Điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT một số mặt hàng

Ngày 26/8/2010 của Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 128/2010/TT-BTC về việc tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu. Theo đó, thời hạn nộp thuế GTGT đối với các mặt hàng nói trên được tạm thời điều chỉnh lên 90 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan ...