Các tài liệu thiết kế và tài liệu kỹ thuật của nhà, kết cấu, cấu kiện và vật liệu xây dựng phải nêu rõ các đặc tính kỹ thuật về cháy của chúng theo quy định của Quy chuẩn này. Trong quá trình xây dựng phải đảm bảo ưu tiên thực hiện các giải pháp phòng chống cháy theo thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành và đã được thẩm duyệt theo quy định. Trong quá trình khai thác sử dụng phải giữ nguyên cấu trúc, nội thất của nhà và khả năng làm việc của các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng với yêu cầu của thiết kế và các tài liệu kỹ thuật lập cho chúng; …
Theo tính nguy hiểm cháy, cấu kiện xây dựng được phân thành 4 cấp: K0 (không nguy hiểm cháy); K1 (ít nguy hiểm cháy); K2 (nguy hiểm cháy vừa phải); K3 (nguy hiểm cháy). Bộ phận ngăn cháy được dùng để ngăn cản đám cháy và các sản phẩm cháy lan truyền từ một khoang cháy hoặc từ một gian phòng có đám cháy tới các gian phòng khác.Bộ phận ngăn cháy bao gồm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy và sàn ngăn cháy. Đường thoát nạn trong nhà và công trình là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài, các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 3890: 2009 – Phương tiện Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
Quy chuẩn cũng quy định về các yêu cầu ngăn chặn cháy lan, các giải pháp bảo đảm việc chữa cháy và cứu nạn, các quy định về chống khói, phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy … đối với nhà và công trình.
- LuậtViệtnam