Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và công trình

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và công trình
(LuatVietnam) Ngày 28 tháng 7 năm 2010 Bộ Xây dựng ra Thông tư số 07/2010/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn cháy cho nhà và công trình mã số QCVN 06:2010/BXD. Theo đó kể từ ngày 17/9/2010 các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng nhà dân dụng và nhà công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo những quy định trong Quy chuẩn này và các yêu cầu phòng cháy chống cháy quy định cụ thể hơn trong các tài liệu chuẩn khác được quy định áp dụng cho từng đối tượng nhà và công trình.

Các tài liệu thiết kế và tài liệu kỹ thuật của nhà, kết cấu, cấu kiện và vật liệu xây dựng phải nêu rõ các đặc tính kỹ thuật về cháy của chúng theo quy định của Quy chuẩn này. Trong quá trình xây dựng phải đảm bảo ưu tiên thực hiện các giải pháp phòng chống cháy theo thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành và đã được thẩm duyệt theo quy định. Trong quá trình khai thác sử dụng phải giữ nguyên cấu trúc, nội thất của nhà và khả năng làm việc của các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng với yêu cầu của thiết kế và các tài liệu kỹ thuật lập cho chúng; …

Theo tính nguy hiểm cháy, cấu kiện xây dựng được phân thành 4 cấp: K0 (không nguy hiểm cháy); K1 (ít nguy hiểm cháy); K2 (nguy hiểm cháy vừa phải); K3 (nguy hiểm cháy). Bộ phận ngăn cháy được dùng để ngăn cản đám cháy và các sản phẩm cháy lan truyền từ một khoang cháy hoặc từ một gian phòng có đám cháy tới các gian phòng khác.Bộ phận ngăn cháy bao gồm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy và sàn ngăn cháy. Đường thoát nạn trong nhà và công trình là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà hoặc công trình đến lối ra bên ngoài, các đường thoát nạn phải được chiếu sáng và chỉ dẫn phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 3890: 2009 – Phương tiện Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.

Quy chuẩn cũng quy định về các yêu cầu ngăn chặn cháy lan, các giải pháp bảo đảm việc chữa cháy và cứu nạn, các quy định về chống khói, phân loại vật liệu xây dựng theo các đặc trưng cháy … đối với nhà và công trình.

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thủ tục cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thủ tục cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau: quá thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành (trường hợp người có thẩm quyền xử phạt quyết định cho phép nộp tiền phạt nhiều lần nhưng quá thời hạn nộp tiền của lần cuối cùng mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành); quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT một số mặt hàng

Điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT một số mặt hàng

Điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT một số mặt hàng

Ngày 26/8/2010 của Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 128/2010/TT-BTC về việc tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và thuốc trừ sâu. Theo đó, thời hạn nộp thuế GTGT đối với các mặt hàng nói trên được tạm thời điều chỉnh lên 90 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan ...