Theo đó, hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Thành phố Hà Nội phải tuân theo các quy định của Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 và các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định khác của pháp luật có liên quan, phù hợp với Quy hoạch quảng cáo ngoài trời, không gian, kiến trúc, cảnh quan của Thành phố.
Phương tiện quảng cáo gồm:
- Bảng tuyên truyền cổ động chính trị, biển hiệu, băng rôn, bảng quảng cáo đứng độc lập, bảng hộp đèn, chữ, hình, biểu tượng, bảng quảng cáo tại các địa điểm:
- Công trình, nhà ở riêng lẻ;
- Tại nhà chờ xe buýt; trạm trung chuyển xe buýt;
- Trên dải phân cách của đường đô thị, dải phân cách của đường ngoài đô thị;
- Tại trạm rút tiền tự động của ngân hàng và các hình thức tương tự khác.
- Màn hình chuyên quảng cáo, màn hình LED, LCD và các hình thức tương tự quảng cáo sử dụng ánh sáng điện;
- Quảng cáo trên phương tiện giao thông; hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao;
- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo…
Màn hình chuyên quảng cáo, màn hình LED tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, kết hợp quảng cáo thương mại theo hình thức xã hội hóa lắp đặt ngoài trời phải tuân theo Luật Quảng cáo, quy định khác có liên quan... không được kết nối Internet, không sử dụng âm thanh.
Quảng cáo sử dụng ánh sáng điện (đèn phóng khí, đèn LED, đèn laze, đèn Media trang trí tòa nhà…) phải đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, chữa cháy, an ninh thông tin, an toàn giao thông, trật tự xã hội và tuân thủ quy định của pháp luật.
Người quảng cáo, người thực hiện quảng cáo, người cho thuê phương tiện quảng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung quảng cáo.Quyết định 24/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 22/3/2024.