Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
(LuatVietnam) Ngày 06/9/2010 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 131/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với NĐTNN vừa tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, vừa tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam không phải là công ty đại chúng thì thủ tục và quy trình thực hiện góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định tại Thông tư này. Đối với NĐTNN không tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thực hiện đầu tư theo các hình thức trực tiếp hoặc ủy quyền cho đại diện giao dịch tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Chương I Thông tư này thông qua các văn bản ủy quyền để thực hiện các hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam. NĐTNN không tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam tham gia góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam phải có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam và có các tài liệu quy định tại Điều 5 Thông tư này.

Mức góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo tỷ lệ quy định tại Điều 3 Quy chế góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp Việt Nam nhận vốn góp, bán cổ phần cho NĐTNN trong các trường hợp: Tăng vốn điều lệ, mở rộng hoạt động và thu hút nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp; Thay đổi cơ cấu sở hữu vốn; Chuyển đổi doanh nghiệp theo các hình thức quy định tại Điều 6, 8, 9 Chương III Thông tư này; Thành viên góp vốn, cổ đông sở hữu cổ phần bán phần vốn góp của mình theo mục đích và nhu cầu của cá nhân, hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

  • LuậtViệtnam 

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.