Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự

Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sựBộ luật Dân sự (sửa đổi) - bộ luật lớn nhất chỉ sau Hiến pháp, điều chỉnh những vấn đề thiết thân đến đời sống của người dân, đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 19/5 với 373 phiếu tán thành (đạt tỷ lệ 75,51%).

 

Pháp luật chuyên ngành sẽ cụ thể vấn đề hiến xác

 

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Vũ Đức Khiển sáng 19/5 đã trình bày trước Quốc hội báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

 

Khi Quốc hội thảo luận về nội dung này trước đó, có ý kiến đề nghị quy định theo hướng phải có sự đồng ý hoặc không có sự phản đổi của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đã chết. Có ý kiến chỉ cần sự đông ý của người đại diện của gia đình người đã chết. Ý kiến khác lại đề nghị bỏ quy định về sự đồng ý của người thân thích vì cho rằng, đây là quyền nhân thân của cá nhân nên phải tôn trọng ý chí của người trước khi chết.

 a

UBTVQH đánh giá, đây là vấn đề mới, thực tiễn phát sinh chưa nhiều và cũng có phải tuyên truyền, vận động, thuyết phục trong quá trình tổ chức thực hiện. Do đó, Bộ luật dân sự chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc chung, còn những vấn đề cụ thể như trình tự, thủ tục thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác và việc sử dụng xác, bộ phận cơ thể người chết sẽ do pháp luật chuyên ngành quy định.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH xin rút quy định về việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của người đã chết được thực hiện với sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên của người đó. Nội dung này sẽ được quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành.

 

Bộ luật Dân sự quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học. 365 đại biểu Quốc hội tán thành quy định này, đạt tỷ lệ 74,7%.

 

Sử dụng hình ảnh vì lợi ích Nhà nước, công cộng không phải xin phép

 

Có ý kiến đại biểu đề nghị chỉnh lý quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo hướng cụ thể hơn. Theo UBTVQH, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân là một vấn đề rất phức tạp, cần có văn bản quy phạm pháp luật riêng để quy định cụ thể. Điều 31 của Bộ luật chỉ ghi nhận quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình và xác định nguyên tắc chung trong việc sử dụng hình ảnh của cá nhân.

 

Tuy nhiên, để tạo cơ sở pháp lý quy định cụ thể hơn về vấn đề này, UBTVQH đã bổ sung trường hợp sử dụng hình ảnh vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng không phải xin phép. Đồng thời, nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

 

Tổng hợp ý phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy đa số các đại biểu (280/385) tán thành việc quy định về vấn đề hụi, họ, biêu, phường trong dự thảo Bộ luật. Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ lại quy định về họ, hụi, biêu, phường nhưng có chỉnh lý theo hướng gọi chung giao dịch này là họ. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân, nghiêm cấm tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

 

Sẽ có Luật bồi thường nhà nước

 

Có ý kiến cho rằng quy định tại Điều 620 Bộ luật về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là không cụ thể, chưa xác định rõ trách nhiệm, mức bồi thường và yếu tố lỗi của những người có thẩm quyền.

 

UBTVQH nhận thấy Bộ luật Dân sự chỉ ghi nhận nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, còn những vấn đề cụ thể sẽ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Luật bồi thường nhà nước (bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra) đã được đưa vào Chương trình xây dựng  luật, pháp luật của Quốc hội khoá XI.

 

Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 19/5 với 373 phiếu tán thành (đạt tỷ lệ 75,51%). Quốc hội trong sáng 19/5 cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Theo đó, Bộ luật mới này có hiệu lực từ 1/1/2006, thay thế cho Bộ luật Dân sự 1995. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 29/9/1989 hết hiệu lực từ ngày Bộ luật mới có hiệu lực (1/1/2006).

 

(Văn Tiến - VietNamNet)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Ban hành Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Ban hành Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Ban hành Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kiểm toán

Bộ Tài chính vừa ban hành quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ hành nghề kiểm toán. Theo đó, người dự thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán phải có các điều kiện theo quy định...