Quốc hội thảo luận dự án Luật Đường sắt: Xoá bỏ đặc quyền và độc quyền doanh nghiệp

Ngày 29/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đường sắt. Trước khi các ĐB thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh nhấn mạnh đến vấn đề trong dự thảo luật còn có nhiều ý kiến khác nhau: "Về vấn đề đa sở hữu trong kết cấu hạ tầng đường sắt, nên để Nhà nước độc quyền hay giao cho các thành phần kinh tế tham gia; nên tách bạch quản lý hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt hay để quản lý hỗn hợp?". Những vấn đề này đã làm cho không khí thảo luận tại hội trường "nóng" lên.

Chưa thu hút đầu tư hạ tầng

Dự thảo Luật Đường sắt trình Quốc hội lần này đã đặt ra vấn đề mới: Đa sở hữu trong xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt. Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí với tờ trình của Chính phủ về việc cho phép các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần thể hiện rõ  loại đường, tuyến đường được ưu tiên, khuyến khích đầu tư cũng như  cần quy định tiêu chuẩn các loại đường đó và vai trò điều tiết của Nhà nước để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường sắt luôn luôn thống nhất, thông suốt, an toàn.

ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) và đa số các đại biểu khác bày tỏ sự nhất trí cao với quy định trong dự thảo luật nhằm đa sở hữu trong xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt. Nhưng ĐB Trần Thị Hoa Ry nói: "Tôi chưa thấy trong dự thảo đề cập đến những chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các thành phần kinh tế và nếu như quy định chính sách ưu đãi còn chung chung thì sẽ rất khó thu hút đầu tư".

Về quản lý và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt (Chương IV), đa số các đại biểu đồng tình với quan điểm trong tờ trình của Chính phủ là cần phân định rõ giữa hoạt động quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng với hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt theo hướng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp để "xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp". Thế nhưng, sự phân định này thể hiện trong dự thảo luật là chưa rõ ràng, rành mạch. Khoản 4 Điều 36 quy định: "Kết cấu kinh doanh", trong khi đó điểm a khoản 1 Điều 38 lại quy định: "Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm tổ chức việc quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt...", và khoản 2 Điều 38 quy định: "Chính phủ quy định điều kiện, lộ trình thay đổi mô hình quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt đối với mạng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư".

Nhiều ĐB Quốc hội cho rằng quy định như vậy có thể dẫn tới sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp do Bộ Giao thông Vận tải quản lý và các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác, cũng như không đảm bảo được sự thống nhất trong quản lý kết cấu hạ tầng mạng đường sắt quốc gia.

Nên tách quản lý hạ tầng và kinh doanh vận tải?

ĐB Nguyễn Văn Trì (Vĩnh Phúc) phân vân: "Trong dự thảo luật quy định tách quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt ra khỏi kinh doanh vận tải đường sắt. Tôi cho rằng đây là một vấn đề lớn, việc tách cần phải được nghiên cứu kỹ trên cơ sở phải xem xét tổng thể khách quan, đấy có phải là vấn đề bức bách trong thời điểm hiện nay hay không. Nếu chúng ta không tính toán kỹ có thể sẽ kéo lùi sự đồng bộ của đường sắt. Nếu trong tương lai chúng ta có một hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt ở trình độ cao thì chúng ta sẽ tính toán đến việc tách và phải có lộ trình cụ thể".

Trong quá trình thảo luận, có ý kiến cho rằng "kết cấu hạ tầng đường sắt Việt Nam (như: Cầu, đường, đường sắt, thông tin tín hiệu...) hiện đang ở tình trạng hết sức yếu kém, lạc hậu" nên có thể nói "cho đến thời điểm này ở Việt Nam chưa hội tụ đủ điều kiện khách quan để tách tổ chức quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt ra khỏi tổ chức quản lý khai thác kinh doanh đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt.

Ngược lại có ý kiến đề nghị cần sớm thay đổi mô hình một chủ thể là TCty Đường sắt VN vừa quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, vừa kinh doanh vận tải đường sắt; cần thành lập một Cty hoạt động độc lập vừa chuyên lo duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt, phân bổ biểu đồ chạy tàu, vừa kinh doanh các sản phẩm hạ tầng đường sắt thông qua thu phí để mọi tổ chức cá nhân đều bình đẳng khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt.

Với các ý kiến còn trái ngược nhau về việc có hay không nên tách quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt với kinh doanh vận tải đường sắt, UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, để khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, thì đối với mạng đường sắt do Nhà nước đầu tư cần phải tách bạch kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải đường sắt; đồng thời cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của Bộ GTVT với chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Theo ĐB  Nguyễn Văn Trì: Việc này nên để Chính phủ quy định cụ thể theo một lộ trình thích hợp đồng bộ với quá trình đổi mới các doanh nghiệp đường sắt của Nhà nước.

Ngày 30/11 và 1 - 2/12 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và các Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc; Bộ BCVT Đỗ Trung Tá; Tổng Thanh tra Chính phủ Quách Lê Thanh; Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải và Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển sẽ lần lượt trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

(Lê Đỗ - Lao Động Điện Tử)  

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Cho phép lập Công ty thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Cho phép lập Công ty thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Cho phép lập Công ty thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, Bộ đang phối hợp với các ngành liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn cho phép thành lập các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất thương mại và phân phối, bao gồm cả nhập khẩu và phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp chế tạo.

Năm 2005, ban hành Luật Chống tham nhũng

Năm 2005, ban hành Luật Chống tham nhũng

Năm 2005, ban hành Luật Chống tham nhũng

Luật Chống tham nhũng (được nâng lên từ Pháp lệnh chống tham nhũng) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp đầu năm 2005 và xem xét, thông qua vào kỳ họp cuối năm. Nội dung này được ghi nhận trong Nghị quyết về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2005 vừa được Quốc hội thông qua ngày 25/11.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước

Quốc hội thông qua Nghị quyết về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước

Quốc hội thông qua Nghị quyết về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước

Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước sáng 25/11 với tỷ lệ tán thành đạt 77,58%. Theo đó, Quốc hội yêu cầu các cơ quan tư pháp theo chức năng của mình có kế hoạch cụ thể, triển khai ráo riết nhiệm vụ, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Giáo dục

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Giáo dục

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Giáo dục

Sáng nay (25/11), Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về Giáo dục. Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghi quyết này là việc chi cho Giáo dục chiếm 20% tổng ngân sách. Trong Nghị quyết còn có những quyết định quan trọng như bỏ kỳ thi tốt nghiệp Tiểu học năm học 2004 - 2005, tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực...