Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu được nêu rất cụ thể trong Thông tư: Bảo đảm lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với khách hàng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường; Chỉ được đưa vào lưu thông trên thị trường các loại xăng dầu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định tại Thông tư này; Khi cung cấp xăng dầu cho đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế xăng dầu phải cung cấp kèm theo chứng chỉ chất lượng…
Các quy định về Quản lý đo lường trong kinh doanh xăng dầu; và Quản lý chất lượng trong kinh doanh xăng dầu được quy định thành hai Chương riêng biệt. Điểm đáng lưu ý là vấn đề về chất lượng được quy định rất rõ ràng, cụ thể đối với từng trường hợp: chất lượng xăng dầu nhập khẩu; chất lượng xăng dầu xuất khẩu; chất lượng xăng dầu trong sản xuất, pha chế; chất lượng xăng dầu trong phân phối…Theo đó, thương nhân là tổng đại lý, đại lý, cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về quản lý chất lượng: Thông báo công khai ở vị trí dễ nhận biết cho người tiêu dùng các thông tin về: tên, chủng loại xăng dầu. Cung cấp xăng dầu đúng chất lượng, chủng loại đã thông báo; Có hồ sơ chất lượng sản phẩm (bao gồm tên, chủng loại, tiêu chuẩn công bố, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng) đối với từng loại xăng dầu khi nhập vào do nhà phân phối cung cấp…
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 29/2007/TT-BKHCN ngày 25/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện bảo đảm chất lượng, bảo đảm đo lường đối với hoạt động kinh doanh xăng động cơ, dầu điêzen theo quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.
- LuậtViệtnam