Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca được xác định bằng tổng chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khác của máy. Giá ca máy chờ đợi bao gồm chi phí khấu hao; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác. Các chi phí này được xác định theo bảng giá ca máy của công trình. Giá thuê máy bao gồm các chi phí sau: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy và chi phí khác; chi phí vận chuyển máy đến và đi khỏi công trình, chi phí tháo và lắp đặt máy; chi phí cho thời gian chờ đợi do công nghệ hoặc biện pháp thi công, các khoản thuế, phí và lệ phí.
Giá ca máy được điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công trình trên cơ sở mức biến động giá của các yếu tố chi phí tính giá ca máy như nguyên giá, giá nhiên liệu, năng lượng, chế độ tiền lương theo các phương pháp: Phương pháp đền bù trực tiếp; Phương pháp hệ số điều chỉnh; Phương pháp chỉ số giá xây dựng.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2010 và thay thế Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình. Việc thực hiện xác định giá ca máy công trình trong giai đoạn chuyển tiếp quy định tại Điều 34 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.
- LuậtViệtnam