Phóng viên bị bắt vì đòi tiền doanh nghiệp

Lợi dụng danh nghĩa phóng viên, một số đối tượng đã uy hiếp, đe dọa, đòi tiền doanh nghiệp. Một phóng viên mới đây đã bị lực lượng chức năng Cần Thơ bắt giữ vì nhận hơn 200 triệu đồng từ doanh nghiệp… 

Ngày 06/08, tại một quán cà phê thuộc địa bàn quận Ninh Kiều, Công an TP. Cần Thơ đã bắt quả tang bà Phạm Lê Hoàng Uyển (41 tuổi, phóng viên Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập) khi đang nhận 280 triệu đồng của hai doanh nghiệp bất động sản. Bà Uyển được cho là đòi 700 triệu của hai doanh nghiệp này để “gỡ bài”. Hiện bà Uyển đang bị tạm giữ để điều tra.

Sáng 07/08, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng cho biết đang tạm giữ hình sự hai đối tượng gồm ông Nguyễn Thế Thắng (41 tuổi, trú xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) khu vực Tây Nguyên và ông Hoàng Văn Thanh (35 tuổi, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột) để làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo điều tra, trước đó, ông Hoàng Văn Thanh quay một số clip liên quan đến một nhóm người đánh bài ăn tiền sau đó cung cấp cho ông Nguyễn Thế Thắng. Hai người này đã hẹn nhóm người có mặt trong clip đến một quán cà phê yêu cầu đưa tiền. Chiều 04/08, khi đang nhận tiền thì hai đối tượng bị bắt quả tang.

Trước đó, hồi tháng 6, Công an TP. Yên Bái cũng đã ra quyết định khởi tố nhà báo Lê Duy Phong, Trưởng ban Bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản sau khi bắt quả tang nhà báo này nhận tiền của doanh nghiệp.

Tình trạng cá nhân lợi dụng danh nghĩa nhà báo, phóng viên “vòi vĩnh”, đòi tiền doanh nghiệp hoặc người cụ thể đang diễn ra khá phổ biến. Việc này không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan báo chí, người làm báo mà còn là một hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.


Hình ảnh minh họa
Cụ thể, Điều 135 Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 có quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau: Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01-05 năm. Phạt tù từ 03-10 năm đối với những hành vi phạm tội: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 07-15 năm. Khung hình phạt cao nhất của tội này là từ 12-20 năm tù với hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Điều 280 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định như sau: Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội liên quan đến tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 01-06 năm.  Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau thì bị phạt tù từ 06-13 năm: Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Phạm tội nhiều lần; Tái phạm nguy hiểm; Gây hậu quả nghiêm trọng khác. Phạt tù từ 13-20 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác. Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt 20 năm tù hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01-05 năm, bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng

Những quy định trên chỉ mang tính chất tham khảo, các vụ việc trên đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Bạn đọc có thể xem thêm quy định liên quan tại đây:

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12 của Quốc hội

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 08/2017

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 08/2017

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 08/2017

(LuatVietnam) Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Doanh nghiệp siêu nhỏ được vay đến 50 triệu từ dự án tài chính vi mô; Công ty đại chúng phải công bố về tiền lương của Giám đốc; Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thêm 7,44%; Phí thẩm định cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giáo viên trường dự bị đại học làm việc 42 tuần/năm; Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 75 triệu đồng; Giá bán lẻ sữa cho trẻ dưới 6 tuổi phải được niêm yết công khai … sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 08/2017.

Cung cấp thông tin về liệt sĩ được bồi dưỡng đến 10 triệu đồng

Cung cấp thông tin về liệt sĩ được bồi dưỡng đến 10 triệu đồng

Cung cấp thông tin về liệt sĩ được bồi dưỡng đến 10 triệu đồng

Ngày 25/07/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 75/2013/QĐ-TTg ngày 06/12/2013 quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ…