Hướng dẫn thực hiện phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Ngày 23/3/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT về việc hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Theo đó, Thông tư 07 hướng dẫn các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp như sau:

- Thông báo: Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo trước ít nhất 07 ngày cho bên liên quan về kế hoạch và nội dung điều tra tại chỗ để xác minh các thông tin do bên liên quan cung cấp với điều kiện việc thông báo không ảnh hưởng tới thời hạn điều tra vụ việc theo quy định.

- Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá: Khi tính toán biên độ bán phá giá cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ, dù có kết quả dương hay âm, vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài.

phong ve thuong mai trong hiep dinh rcep
Hướng dẫn thực hiện phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP (Ảnh minh họa)

- Công bố các dữ liệu trọng yếu: Chậm nhất 10 ngày trước khi có Quyết định cuối cùng, cơ quan điều tra có nghĩa vụ công bố bằng văn bản các dữ liệu trọng yếu trong dự thảo kết luận điều tra cuối cùng.

- Xử lý thông tin mật: Các bên liên quan khi cung cấp thông tin mật cho cơ quan điều tra phải cung cấp bản tóm tắt công khai thông tin mật đó...

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/5/2022.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu

Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu

Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu

Ngày 25/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 45/NQ-CP về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.