Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ

(LuatVietnam) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Một trong những quan điểm của Quy hoạch này là việc nhanh chóng phát triển giao thông vận tải xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, phát triển giao thông tĩnh và giao thông cho người khuyết tật, kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân, giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển.

Mục tiêu phát triển của giai đoạn đến năm 2020 là đáp ứng được nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Mục tiêu đến năm 2030 là thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhanh chóng, êm thuận, an toàn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải hành khách đường dài với vận tải hành khách đô thị. Dự kiến đến năm 2020 cả nước có 2,8 đến 3 triệu ô tô, trong đó xe con chiếm khoảng 50%, xe khách 17% và xe tải 33%; hạn chế mức tăng số xe máy bằng các biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước, xe máy chỉ sử dụng chủ yếu ở các khu vực nông thôn, khu vực không có vận tải khách công cộng.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

 

  • LuậtViệtnam 
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.