Phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng đối với hành vi lựa chọn giới tính thai nhiĐảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ.

Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

Đó là một trong những nội dung được nêu rõ tại Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em, đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Theo Nghị định, áp dụng mức phạt tiền từ 3 - 7 triệu đồng đối với hành vi siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào hoặc các biện pháp khác không được pháp luật cho phép để xác định giới tính thai nhi; cung cấp hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; nghiên cứu hoặc áp dụng phương pháp nhân tạo để tạo nên giới tính thai nhi theo mong muốn; tàng trữ, lưu hành các loại tài liệu, phương tiện chứa đựng nội dung về phương pháp tạo giới tính thai nhi.

Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi thu tiền khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập trái với quy định của pháp luật; cố tình không sử dụng trang thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh cho trẻ em trong khi có điều kiện và được phép sử dụng.

Mức phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi lăng nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây tổn thương về tinh thần của trẻ em; đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; bắt trẻ em đi xin ăn; cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn. Đồng thời, phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi đánh đập hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể trẻ em làm cho trẻ em đau đớn về thể xác và tinh thần.

Mức phạt tiền cao nhất từ 10 - 30 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tổ chức cho trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.

Nghị định nêu rõ, cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hạn này được quy định rõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

. (Luật Việt Nam)

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức quảng cáo, hội thảo về thuốc BVTV phải xin phép cơ quan chuyên môn

Tổ chức quảng cáo, hội thảo về thuốc BVTV phải xin phép cơ quan chuyên môn

Tổ chức quảng cáo, hội thảo về thuốc BVTV phải xin phép cơ quan chuyên môn

Theo Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN về quản lý thuốc bảo vệ thực vật vừa được Bộ NN&PTNT ban hành, tổ chức, cá nhân muốn tổ chức hội thảo, quảng cáo về loại sản phẩm này, ngoài việc xin phép cơ quan quản lý về văn hóa - thông tin còn phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Cung cấp Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Cung cấp Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Cung cấp Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Ngày 29/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Hiện Vietlaw đã hoàn thành xong việc cập nhật 2 Nghị định này tại website Luật Việt Nam.

Công sở phải có phòng tiếp dân, tiếp khách đủ tiêu chuẩn

Công sở phải có phòng tiếp dân, tiếp khách đủ tiêu chuẩn

Công sở phải có phòng tiếp dân, tiếp khách đủ tiêu chuẩn

Ngày 25/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 213/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước. Việc sử dụng công sở (nơi làm việc của cơ quan hành chính nhà nước) phải đúng công năng thiết kế, đúng mục đích, không được chiếm dụng hoặc sử dụng công sở vào các mục đích sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho mượn, làm nhà ở...

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóa

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóa

Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị phạt gấp 5 lần giá trị sản phẩm hàng hóa

Ngày 22/9, Chính phủ ban hành Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Theo đó, mức phạt tiền từ 100 ngàn đồng đến gấp 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu mọi hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay...