Tại Chương II Thông tư 53/2024/TT-BGTVT đã hướng dẫn phân loại phương tiện giao thông đường bộ theo mục đích sử dụng gồm 03 loại:
(1) Xe cơ giới (quy định tại Điều 4 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT)
(2) Xe máy chuyên dùng (Điều 5 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT)
(3) Xe thô sơ (Điều 6 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT)
Cụ thể như sau:
STT | Loại xe | Phân loại |
1 | Xe cơ giới quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ | - Xe ô tô - Rơ moóc được phân loại theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 53/2024/TT-BGTVT. - Sơ mi rơ moóc được phân loại theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 53/2024/TT-BGTVT. - Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ được phân loại như sau: - Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ. - Xe mô tô - Xe gắn máy |
2 | Xe máy chuyên dùng | - Xe máy thi công được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT; - Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp là xe máy chuyên dùng chỉ phục vụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp; - Máy kéo; - Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo: Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được thiết kế, chế tạo chỉ để kéo bởi máy kéo; - Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt được phân loại theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT; - Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ |
3 | Xe thô sơ | Gồm các loại xe được quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: - Xe đạp - Xe đạp máy, gồm cả xe đạp điện - Xe xích lô; - Xe lăn dùng cho người khuyết tật; - Xe vật nuôi kéo; - Xe tương tự các loại xe trên. |
Thông tư 53/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.