Theo đó, tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
- Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ:
- Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
- Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
- Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
- Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
- Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
- Loại 2. Khí:
- Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
- Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
- Nhóm 2.3: Khí độc hại.
- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy:
- Loại 4:
- Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
- Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
- Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
- Loại 5:
- Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
- Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
- Loại 6:
- Nhóm 6.1: Chất độc.
- Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
- Loại 7: Chất phóng xạ;
- Loại 8: Chất ăn mòn;
- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.
Danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I.
Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong danh mục hàng hóa nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có 02 - 03 chữ số quy định tại Phụ lục II.
Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.