Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước 2022

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi thường xuyên Ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo đó, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc, tiêu chí sau:

- Tiêu chí dân số là tiêu chí chính, chia theo 04 vùng (vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, vùng đô thị, vùng khác còn lại); kết hợp với các tiêu chí bổ sung phù hợp với thực tế và đặc thù từng địa phương.

- Định mức phân bổ của ngân sách địa phương được xây dựng cho các lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng...

Trong đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ chế chính sách đặc thù hoặc có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương được phân bổ thêm theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số, cụ thể:

-  TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Được phân bổ thêm 80%;

- Các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ: Được phân bổ thêm 70%;

- Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế: Được phân bổ thêm 45%;

- Các tỉnh còn lại có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương từ 40% trở lên: Được phân bổ thêm 60%.

Định mức phân bổ chi thường xuyên Ngân sách nhà nước 2022 (Ảnh minh họa)


Cũng theo Nghị quyết này, việc phân bổ dự toán chi cho các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Ngân sách nhà nước không hỗ trợ chi thường xuyên;

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí. Đồng thời, dành nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương.

- Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Được vận dụng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ như đối với lĩnh vực chi quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể.

Nghị quyết này được thông qua ngày 01/9/2021, có hiệu lực từ năm ngân sách 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.

Nếu có thắc mắc về các vấn đề khác liên quan, bạn đọc vui lòng gọi: 1900.6192.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục