Phải đạt đô thị loại III trước khi được công nhận là thành phố thuộc tỉnh

Phải đạt đô thị loại III trước khi được công nhận là thành phố thuộc tỉnh
(LuatVietnam) Ngày 26/07/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2011/NĐ-CP về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn, trong đó quy định rõ 10 tiêu chuẩn để thành lập thành phố thuộc tỉnh.
Cụ thể, các tiêu chuẩn để được công nhận là thành phố thuộc tỉnh, như: Đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại III trở lên; quy mô dân số đạt từ 150.000 người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên so với tổng số lao động; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cùng cấp trực thuộc đạt từ hai phần ba trở lên; thời gian xây dựng đồng bộ từ 01 năm trở lên.
 
Thành phố thuộc tỉnh cũng đồng thời phải thực hiện chức năng đô thị, là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu trong tình hoặc đô thị thuộc tỉnh, trung tâm chuyên ngành của vùng liên tỉnh, đầu mối giao thông, giao lưu của vùng liên tỉnh; có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
 
Cũng theo Nghị định này, 01 trong 09 tiêu chuẩn để thành lập thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương là về chức năng đô thị, thị xã phải là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, đầu mối giao thông, giao lưu, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Bên cạnh đó, thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập phải đạt một số tiêu chuẩn khác như: Đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại IV; quy mô dân số đạt từ 50.000 người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị đạt từ 75% trở lên so với tổng số lao động; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 75% trở lên…
 
Cùng với đó, Quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập khi mật độ dân số đạt từ 10.000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 90% trở lên so với tổng số lao động; hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh và có quy hoạch phân khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt…
 
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/09/2011.  
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt làm doanh nghiệp gặp khó khăn

Chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt làm doanh nghiệp gặp khó khăn

Chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt làm doanh nghiệp gặp khó khăn

Khu vực sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa, tiền tệ và kiềm chế lạm phát, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tai nạn giao thông, tội phạm, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường vẫn còn gây nhiều bức xúc xã hội. Đời sống người lao động, người có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp tập trung còn nhiều khó khăn. Đây là đánh giá được nêu trong Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày 27/06/2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 07/2011 đã diễn ra ngày 24/07/2011...

Đến 2020, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải

Đến 2020, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải

Đến 2020, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 trên quan điểm từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức kinh doanh điện, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia. Mục tiêu của Quy hoạch từ nay đến năm 2020 phải cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 - 210 tỷ kWh...

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Ngày 20/07/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Đối với các vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; Nghị định quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa; buộc súc vật và báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ đường...

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

Ngày 30/06/2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 gồm 6 chương, 38 điều quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Theo Pháp lệnh, có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đáng chú ý nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí (trừ vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ). Nghiêm cấm các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...