Phải che mặt nạn nhân trẻ em khi đăng trên báo chí

Phải che mặt nạn nhân trẻ em khi đăng trên báo chí

(LuatVietnam) Ngày 23/06/2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.

Theo đó, đối với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan, phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em; Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong các chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ (với trẻ em dưới 07 tuổi) hoặc sự đồng ý của trẻ và cha, mẹ, người giám hộ (với trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên). Tương tự, khi sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm cũng cần phải có sự đồng ý của trẻ hoặc cha, mẹ, người giám hộ…

Thông tư cũng hướng dẫn về việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo chí, xuất bản phẩm. Theo đó, các cơ quan báo chí, nhà xuất bản phải thực hiện việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các chương trình của kênh phát thanh, kênh truyền hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm. Nội dung cảnh báo phải có tối thiểu một trong các khuyến cáo: Nội dung không phù hợp với trẻ em, đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem; Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn nếu trẻ em đọc, nghe, xem; Chương trình, phim có hình ảnh và tình tiết nhạy cảm, khuyến cáo nên có sự hướng dẫn của phụ huynh…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/10/2017.

·         LuatVietnam

 

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục