Rút Giấy phép công ty nhập ô tô chứa bản đồ vi phạm chủ quyền

Mới đây, Nghị định 17/2020/NĐ-CP đã ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.


Theo Nghị định này, doanh nghiệp nhập khẩu và tạm nhập ô tô có phần mềm thiết bị định vị chứa bản đồ vi phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam sẽ bị tạm dừng hiệu lực hoặc bị thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

Tuy nhiên, trong vòng 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, nếu doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy phép.

Rút Giấy phép công ty nhập ô tô chứa bản đồ vi phạm chủ quyền
Rút Giấy phép công ty nhập ô tô chứa bản đồ vi phạm chủ quyền (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, Nghị định này cũng bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Cụ thể, doanh nghiệp muốn được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô sẽ không cần phải đáp ứng các yêu cầu sau kể từ ngày 05/02/2020:

- Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

- Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy;

- Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn của sân tập lái, xe tập lái

Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn của sân tập lái, xe tập lái

Yêu cầu rà soát lại các điều kiện, tiêu chuẩn của sân tập lái, xe tập lái

Đây là nội dung tại Thông báo 501/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp rà soát dự thảo các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ