Nội quy mẫu chợ mới trên địa bàn Hà Nội

Nội quy mẫu chợ mới trên địa bàn Hà NộiUỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 29/2005/QĐ-UB về việc ban hành nội quy mẫu chợ trên địa bàn Hà Nội.

 

Quy định trên chỉ rõ: Để đảm bảo hoạt động của chợ an toàn - văn minh - hiệu quả, cán bộ nhân viên quản lý chợ, thương nhân và người đến mua, bán, giao dịch, tham quan thi hành công vụ tại chợ phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về thời gian hoạt động của chợ. Thương nhân kinh doanh tại chợ được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong lĩnh vực kinh doanh tại chợ, được tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội do đơn vị quản lý khai thác chợ tổ chức... Với những thương nhân kinh doanh thường xuyên, cố định tại chợ phải ký hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ với đơn vị quản lý - khai thác chợ. Không được tự ý sang nhượng, thay đổi chủ kinh doanh khi chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định. Thương nhân kinh doanh thường xuyên tại chợ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp và kinh doanh theo đúng nội dung đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với mặt hàng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo các điều kiện quy định hoặc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Người kinh doanh phải nộp đầy đủ, đúng hạn các loại tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh, các loại thuế, phí chợ. Khi tạm nghỉ kinh doanh, hộ kinh doanh phải thông báo cho đơn vị quản lý - khai thác chợ và niêm yết thời gian tạm nghỉ tại điểm kinh doanh. Đối với người kinh doanh không thường xuyên vào bán hàng trong chợ phải nộp phí chợ (mua vé vào chợ) theo số lượng và loại hàng mang vào chợ và tuân thủ sự sắp xếp của đơn vị quản lý - khai thác chợ, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy chợ.

 

Quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ cụ thể như sau: Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ là hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh. Người kinh doanh không kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng lậu, hàng gian, hàng rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng gây ô nhiễm môi trường, hàng không đúng quy định về tem, nhãn mác. Thương nhân, người kinh doanh không thường xuyên tại chợ phải chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ bán ra. Trường hợp kinh doanh hàng thứ phẩm, kém chất lượng, hàng đã qua sử dụng phải được phép của cơ quan chức năng và phải ghi rõ tình trạng chất lượng trên từng mặt hàng kinh doanh. Hàng hoá kinh doanh tại chợ cần phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo ngành hàng, nhóm hàng theo tính chất và yêu cầu phòng chống hoả hoạn, thiên tai... bảo đảm mỹ quan và văn minh thương mại theo hướng dẫn của đơn vị quản lý và khai thác chợ. Quyết định còn quy định về người đến giao dịch, mua bán, tham quan, thi hành công vụ tại chợ, quy định đối với cán bộ, nhân viên quản lý chợ, quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai, quy định về đảm bảo an ninh, trật tự tại chợ...

 

Dự kiến bắt đầu từ 9/3, Sở Thương mại Hà Nội sẽ họp triển khai quyết định này của UBND thành phố Hà Nội.

 

(Theo Kinh Tế và Đô Thị)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo Quy chế cải tạo, nâng cấp nhà chung cư cũ: Bảo đảm lợi ích của người dân đang cư trú

Dự thảo Quy chế cải tạo, nâng cấp nhà chung cư cũ: Bảo đảm lợi ích của người dân đang cư trú

Dự thảo Quy chế cải tạo, nâng cấp nhà chung cư cũ: Bảo đảm lợi ích của người dân đang cư trú

Với tổng số 33 khu tập thể cũ nát xây dựng từ những năm 60-70 cần cải tạo, số tiền Thành phố phải đầu tư là rất lớn. Theo các ngành chức năng, số tiền khổng lồ này sẽ được huy động qua 2 nguồn vốn. Thứ nhất: Vốn ngân sách - để thực hiện các phần việc xây dựng đề án, nghiên cứu, điều tra hiện trạng sử dụng, quản lý... Thứ hai: Vốn ngoài ngân sách -bao gồm vốn từ các doanh nghiệp và người dân -dành để xây dựng hạ tầng xã hội, xây nhà...

Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày 8/3/2005, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký Quyết định số 48/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành phần của Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó ban: Thứ trưởng Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN, các ủy viên có: đại diện lãnh đạo Bộ Thủy sản, Bộ Thương mại, Bộ KH&CN, Bộ Công nghiệp, Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT, Bộ Công an, Bộ Tài chính.

Thủ tướng phê duyệt đề án xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005

Thủ tướng phê duyệt đề án xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005

Thủ tướng phê duyệt đề án xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005

Sáng qua (9/3), đại diện Bộ Thương mại cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt về nguyên tắc 169 đề án xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2005 của 28 đơn vị chủ trì. Theo đó, tổng quy mô của chương trình là 321,88 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 195,12 tỷ đồng.

Sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện điện tử ngay trong tháng này

Sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện điện tử ngay trong tháng này

Sẽ điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện điện tử ngay trong tháng này

Sáng qua (8/3), đại diện Bộ Tài chính cùng các doanh nghiệp đã có cuộc họp bàn về việc điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện điện tử. Ông Quách Đức Pháp, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết quyết định chính thức sẽ được ban hành ngay trong tháng này.