Những nội dung cơ bản của Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý

Ngày 08/12/2008, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 09/2008/QĐ-BTP ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. Sau đây là một số nội dung cơ bản của Quy tắc:

 

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

 

Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý xác định phạm vi điều chỉnh gồm các chuẩn mực về hành vi, ứng xử, cách thức tổ chức công việc, các yêu cầu nghiệp vụ và trách nhiệm cụ thể của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý (Điều 1).

 

Cụ thể hoá các quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật TGPL, phù hợp với đặc điểm, tính chất của hoạt động trợ giúp pháp lý, dự thảo Quy tắc nghề nghiệp xác định đối tượng áp dụng bao gồm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 2).

 

2. Các quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý

 

Quyết định bao gồm 12 quy tắc nghề nghiệp TGPL cụ thể như sau:

 

Quy tắc giữ gìn và không ngừng nâng cao uy tín nghề nghiệp (Điều 4)

 

Quy tắc này xác định rõ trách nhiệm của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL trong việc xây dựng, duy trì và phát triển uy tín nghề nghiệp TGPL đối với người được TGPL, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nghề TGPL. Trong đó đáng chú ý là người thực hiện TGPL có trách nhiệm nghề nghiệp; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, tận tâm, hết lòng yêu nghề, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ vì sự nghiệp TGPL. Còn tổ chức thực hiện TGPL có trách nhiệm trong việc xây dựng, duy trì, phát triển uy tín nghề nghiệp của tổ chức mình để xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho người được TGPL tiếp cận và sử dụng; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho người thực hiện TGPL thuộc tổ chức mình.  

Quy tắc trung thực, khách quan (Điều 5)

Quy tắc này đòi hỏi người thực hiện TGPL phải luôn trung thực, tôn trọng sự thật khách quan trong quá trình thực hiện các hoạt động TGPL, có trách nhiệm thu thập đầy đủ, toàn diện các thông tin cần thiết về vụ việc TGPL và các tài liệu khác có liên quan. Tổ chức thực hiện TGPL có trách nhiệm sử dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ kịp thời người thực hiện TGPL; không can thiệp trái pháp luật vào quá trình thực hiện vụ việc của người thực hiện TGPL hoặc có hành vi khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ việc TGPL.

Quy tắc tuân thủ và tôn trọng pháp luật (Điều 6)

Quy tắc này đòi hỏi trong quá trình thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL phải dựa trên các quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, tôn trọng và thực thi pháp luật bảo đảm để các chủ thể có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định, bảo đảm nội dung TGPL phải đúng và phù hợp với quy định của pháp luật.

Quy tắc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý (Điều 7)

Quy tắc này đặt ra yêu cầu, trong quá trình thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL và người thực hiện TGPL phải sử dụng mọi biện pháp để hướng đến bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp và tôn trọng các quyền của người được TGPL; bảo đảm thời gian, tiến độ, chất lượng vụ việc TGPL.

Quy tắc bảo đảm bí mật thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý (Điều 8)

Quy tắc này đòi hỏi tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL phải bảo đảm bí mật thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý mà mình có được trong quá trình thực hiện TGPL; không sử dụng thông tin mà mình có được để trục lợi hoặc gây thiệt hại cho người được TGPL, đồng thời xác lập trách nhiệm pháp lý của họ trong việc làm lộ bí mật thông tin về vụ việc TGPL.

Quy tắc tác phong, thái độ và hành vi ứng xử đúng mực (Điều 9)

Quy tắc này quy định về tác phong, thái độ, hành vi ứng xử của tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL trong quan hệ với người được TGPL, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đối với vụ việc TGPL và nghề nghiệp TGPL; xác định tổ chức thực hiện TGPL có trách nhiệm tạo môi trường và bồi dưỡng về tác phong, thái độ, hành vi ứng xử cho người thực hiện TGPL.  

Quy tắc không phân biệt đối xử (Điều 10)  

Quy tắc này quy định tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL không được thành kiến, thiên vị hoặc có bất kỳ biểu hiện, hành vi phân biệt đối xử với người được TGPL vì bất kỳ lý do về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ học vấn, địa vị xã hội, giới tính, độ tuổi, thể chất hoặc vụ việc TGPL.  

Các quy tắc về quan hệ với đồng nghiệp, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (từ Điều 11 đến Điều 15)  

Các quy tắc này điều chỉnh mối quan hệ giữa người thực hiện TGPL với đồng nghiệp, với người được TGPL, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó đáng chú ý là các quy tắc trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan thông tin đại chúng. Theo đó tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL có trách nhiệm tôn trọng, hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ các cơ quan, tổ chức này trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động công vụ bình thường của các cơ quan này.  

3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện

Để bảo đảm có cơ chế thực hiện quy tắc nghề nghiệp TGPL, Quyết định quy định cụ thể tại 03 điều về những việc không được làm; trách nhiệm tuân thủ quy tắc và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy tắc (từ Điều 15 đến Điều 18)

Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 9 Luật TGPL, quy tắc xác định rõ việc tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL không được cung cấp những thông tin, tài liệu, chứng cứ mà biết rõ là không xác thực làm ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý  hoặc có hành vi trái pháp luật làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc kéo dài thời gian, gây cản trở cho việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý. Người thực hiện TGPL không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được TGPL; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc TGPL; thực hiện vụ việc TGPLcho hai người được TGPL trở lên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc; xúc phạm, hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp...Trợ giúp viên pháp lý không được làm các việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng chống tham nhũng quy định không được làm (Điều 16).  

Quy tắc nghề nghiệp TGPL cũng quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về TGPL và các tổ chức thực hiện TGPL trong việc giám sát việc tuân thủ đối với các quy tắc nghề nghiệp TGPL.

 

. Theo Cổng TTĐT Bộ Tư pháp  

 

 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Để xảy ra buôn lậu tại địa phương, Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm

Để xảy ra buôn lậu tại địa phương, Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm

Để xảy ra buôn lậu tại địa phương, Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm

Hôm qua (11/12/2008), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có Công điện 2192/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Theo đó, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh biên giới chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình hình xảy ra buôn lậu tại địa phương mình...

Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Theo đó, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT. Nội dung Nghị định cũng quy định rất chi tiết về giá tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế, nơi nộp thuế GTGT...

Báo chí phải viện dẫn nguồn tin sử dụng đăng tải

Báo chí phải viện dẫn nguồn tin sử dụng đăng tải

Báo chí phải viện dẫn nguồn tin sử dụng đăng tải

Ngày 02/12/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định 52/2008/QĐ-BTTTT về việc ban hành Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí. Quy chế gồm 9 điều, quy định việc cung cấp thông tin cho báo chí và việc sử dụng thông tin để đăng, phát trên báo chí, trong đó có việc thông tin về những vụ án, vụ việc tiêu cực còn đang được điều tra hoặc chưa xét xử, chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Người đứng đầu cơ quan báo chí là người chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin đăng, phát trên báo chí...

Quy định điều kiện đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bưu chính, viễn thông

Quy định điều kiện đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bưu chính, viễn thông

Quy định điều kiện đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bưu chính, viễn thông

Ngày 3/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 121/2008/NĐ-CP về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt quy mô vốn, khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực BCVT phải lập dự án đầu tư và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư. Việc chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư không bao gồm việc chuyển nhượng giấy phép đầu tư chuyên ngành bưu chính, chuyển phát, viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng. Nghị định cũng quy định rất cụ thể điều kiện đầu tư đối với từng loại dự án trong lĩnh vực BCVT...