Nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đối diện với án tù vì phá rừng đặc dụng

Điều 176 BLHS 1999 quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật có thể bị phạt tù đến 12 năm tù.

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre mới đây đã chuyển hồ sơ và cáo trạng truy tố năm bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre sang TAND huyện Thạnh Phú.

Các bị can bị khởi tố gồm: Trần Văn Hùng (nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre); Võ Văn Ngàn (nguyên Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến Tre, hiện đã nghỉ hưu); Nguyễn Văn Đoàn (nguyên Chi Cục trưởng Kiểm lâm Bến Tre); Tiết Kim Chiêu (nguyên Phó Chi Cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Bến Tre) và Nguyễn Đức Dục (nguyên Phó Chi Cục trường Kiểm lâm tỉnh Bến Tre).

Năm bị can trên bị truy tố Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.

Theo điều tra, dù biết rõ rừng đặc dụng ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre không được phép khai thác trắng nhưng các đối tượng này vẫn tạo ra các lý do không có thật, lập phiếu điều tra khống cho rằng rừng bị sâu bệnh, cây ngừng sinh trưởng, có hiện tượng chết dần… để lập tờ trình xin khai thác 25,8ha rừng. Sau khi UBND tỉnh Bến Tre chấp thuận chủ trương cho khai thác diện tích rừng nêu trên, từ tháng 6 đến tháng 8/2012, nhóm đối tượng trên đã tổ chức khai thác 21,8618ha rừng với tổng lượng gỗ khai thác được là 2.842m3.


Rừng tại Thạnh Phú bị khai thác trái pháp luật - ảnh: Châu Thành
Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 về Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Phạt tù từ 02-07 năm đối với người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khung hình phạt cao nhất của tội này là 05-12 năm đối với hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01-05 năm.

Về căn cứ xác định mức độ phạm tội, Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công An, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đã được đính chính tại Quyết định 2486/QĐ-BNN-VP có nêu: Người nào cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật gây thiệt hại đối với rừng đặc dụng: Gỗ tròn nhóm IA đến 1m3; Gỗ tròn nhóm IIA từ trên 5m3 đến 10m3; Gỗ tròn loại thông thường nhóm I đến nhóm III từ trên 7,5m3 đến 15 m3; Gỗ tròn loại thông thường nhóm IV đến nhóm VIII từ trên 10m3 đến 20m3 là thuộc vào trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng”. Đối chiếu với quy định tại Điều 176 BLHS, trường hợp này sẽ bị phạt tù tối đa đến 03 năm. Trường hợp “gây hậu quả rất nghiêm trọng” là gây thiệt hại trên mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng đến hai lần mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng, tương ứng đó với khung hình phạt từ 02-07 năm tù. “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là gây thiệt hại trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng, tương ứng với mức phạt từ 05-12 năm tù.

Quay trở lại trường hợp tại tỉnh Bến Tre nêu trên, nhóm đối tượng đã tổ chức khai thác tổng lượng gỗ là 2.842m3, do đó, các đối tượng có nguy cơ đối mặt với mức án cao nhất là 12 năm tù theo quy định tại Điều 176 BLHS 1999 về hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Mức phạt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, để tìm hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến quản lý, khai thác, bảo vệ rừng… bạn đọc xem thêm các văn bản sau:

Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công An, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Quyết định 2486/QĐ-BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đính chính Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công An, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối về việc hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.