7 nguyên nhân xảy ra đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021

Tại Thông báo 116/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng đã nêu kết luận về nguyên nhân xảy ra đợt dịch lần này.

Theo đó, từ ngày 27/4/2021, từ khi có đợt dịch thứ 04 đến ngày 19/5/2021, cả nước đã có nhiều ca mắc mới trong cộng đồng tại 28 tỉnh, thành phố. Đây là đợt dịch có diễn biến phức tạp, khó lường, do chủng mới của vi rút có độ nguy hiểm cao, lây lan nhanh và khó chữa trị.

​6 nguyên nhân xảy ra đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021
7 nguyên nhân xảy ra đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 (Ảnh minh họa)

Đợt dịch này có nhiều nguyên nhân gồm:

- Nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài qua đường nhập cảnh;

- Quản lý nhập cảnh, đấu tranh ngăn chặn nhập cảnh trái phép, quản lý cư trú, kiểm soát và xử lý cư trú trái phép chưa chặt chẽ, còn có sơ hở;

- Tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh của một số cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, kể cả cơ quan, đơn vị Nhà nước và một bộ phận nhân dân;

- Quản lý cách ly người nhập cảnh, theo dõi y tế sau cách ly thiếu chặt chẽ, sơ hở, chủ quan;

- Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện nghiêm đầy đủ yêu cầu 04 tại chỗ;

- Tại các địa phương, đơn vị chưa có dịch bệnh nên chưa có kinh nghiệm, còn chậm trễ, lúng túng, bị động ứng phó khi có dịch;

- Một số quy định, quy chế quản lý Nhà nước về phòng, chống dịch còn bất cập, hạn chế, chưa đồng bộ, chưa sát thực tế.

Mặc dù đến giờ, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi cả nước và từng bước tại các tỉnh đang có dịch nhưng cần phải hết sức tránh đồng thời cả hai khuynh hướng: Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác (nhất là khi không có dịch) và hốt hoảng, hoang mang, lo lắng, mất bình tĩnh, thiếu bản lĩnh khi ứng phó dịch bệnh.

Đặc biệt, phải xác định chống dịch như chống giặc, kế thừa kinh nghiệm, cách làm tốt có hiệu quả từ 03 đợt dịch trước…

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xử lý cán bộ, công chức vi phạm giao thông: Không chấp nhận can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi

Xử lý cán bộ, công chức vi phạm giao thông: Không chấp nhận can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi

Xử lý cán bộ, công chức vi phạm giao thông: Không chấp nhận can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi

Đây là yêu cầu của Thủ tướng tại Chỉ thị 35/CT-TTg về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.