Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa

Đây là nội dung được nêu tại Công văn 6192/BCT-TTTN ngày 07/10/2022 của Bộ Công Thương về việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu tại địa phương.

Theo Bộ Công Thương, trong những ngày gần đây tại một số tỉnh, thành phố như Cần Thơ, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk… có hiện tượng một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh.

Nguyên nhân chính do từ cuối năm 2021 đến nay, chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh. Doanh nghiệp đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng nên chỉ duy trì lượng hàng đủ cung cấp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình và dự trữ tồn kho theo quy định.

Nhiều doanh nghiệp giảm mạnh chiết khấu bán hàng để hạn chế lấy nhiều hàng của đại lý bán lẻ, dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ.

Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân một số cửa hàng xăng đóng cửa (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, tình hình bão lũ cũng ảnh hưởng một phần đến việc giao hàng của doanh nghiệp, dẫn đến gián đoạn hoặc thiếu hụt nguồn cung tại một số địa phương.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương chỉ đạo các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu chủ động nguồn hàng. Đồng thời có phương án nhập khẩu, thực hiện nghiêm kế hoạch phân giao tổng nguồn, hạn mức nhập khẩu tối thiểu đã được phê duyệt năm 2022 để cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được tư vấn, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.