Theo đó, khi áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thì người trồng lúa được hỗ trợ không thấp hơn 50% trong tổng kinh phí hỗ trợ.
Phần kinh phí hỗ trợ còn lại sẽ được dùng để:
- Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước, tăng độ dày của tầng canh tác, độ bằng phẳng mặt ruộng, thau chua, rửa mặn với đất bị nhiễm phèn, mặn…
- Đầu tư, xây dựng hệ thông giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa…
Ngoài ra, Chính phủ đã bổ sung các đối tượng được phép đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản;
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm;
Lúc này, nếu bản đăng ký không hợp lệ sẽ được hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian 03 ngày làm việc. Nếu Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý thì sẽ đóng dấu vào bảng đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất. Nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/9/2019.