Nghiêm cấm việc lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Đây là nội dung quan trọng được nêu rõ tại Điều 3 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú vừa được Chính phủ ban hành ngày 25/6.

Nghị định số 107/2007/NĐ-CP có 10 Điều quy định chi tiết về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn ngừa việc lạm dụng quy định về hộ khẩu làm  hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; quy định rõ về nơi cư trú của công dân; thời hạn đăng ký thường trú; điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu

Từ trước đến nay, Nhà nước ta vẫn đang quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu và giấy chứng minh thư nhân dân. Tuy nhiên, nhiều năm qua, không ít vấn đề trong đời sống của nhân dân như đăng ký chỗ học cho con cái, mua nhà... liên quan đến hộ khẩu đã trở thành vấn đề cần đưa ra bàn luận về tính khả thi, thiết thực trong cuộc sống của nó. Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định rất rõ: Cấm ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu hoặc đưa ra các quy định về hộ khẩu làm điều kiện hạn chế quyền lợi ích hợp pháp của công dân; cấm cố ý giải quyết hoặc từ chối giải quyết yêu cầu về hộ khẩu của công dân trái quy định của pháp luật cư trú.

Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp tiến hành kiểm tra, rà soát lại các văn bản liên quan đến quy định về hộ khẩu để sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ những nội dung trái với Luật Cư trú.

Nơi cư trú của công dân đã được "định nghĩa" rõ ràng

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP nêu rõ: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú. Nếu không xác định được nơi cư trú theo quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các loại: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật; hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở; giấy tờ về mua, bán, tặng cho, đổi, nhận thừa kế...

Trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển chỗ ở hợp pháp mới, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu hoặc kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú.

Thông thoáng trong việc đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Tại Điều 7 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP quy định điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương là các trường hợp tạm trú liên tục 1 năm tại một chỗ hoặc tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thuộc thành phố trực thuộc Trung ương mà thời hạn tạm trú tại tất cả các chỗ ở đó từ 1 năm trở lên. Thời hạn tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.

Như vậy, cùng với Luật cư trú ngày 29/11/2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007), Nghị định số 107/2007/NĐ-CP sẽ là một điểm nhấn trong việc minh bạch hóa toàn bộ thủ tục đăng ký thường trú, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, loại bỏ những sách nhiễu, rắc rối, gây phiền hà liên quan đến sổ hộ khẩu cho người dân và góp phần đưa Luật Cư trú đi vào đời sống một cách thiết thực và hiệu quả.

 

 

(Luật Việt Nam)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ban hành Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành nghị định số 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ (DVĐN). Theo đó, chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh DVĐN mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này và doanh nghiệp đó không được kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào khác ngoài DVĐN. Nghị định cũng nghiêm cấm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của khách nợ.

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Theo đó, nhiều chế tài mới được áp dụng trong xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, nhằm khắc phục tình trạng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm các chính sách thuế, đồng thời bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính.