Nghiêm cấm bán, đổi hàng cứu trợ, viện trợ

Quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ được quy định tại Thông tư 51/2020/TT-BTC.


Nghiêm cấm bán, đổi hàng cứu trợ, viện trợ (Ảnh minh họa)

Bộ, ngành quản lý lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị, tổ chức sau khi nhận hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích, đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; bảo đảm không thất thoát, lãng phí.

Nghiêm cấm việc bán, đổi hàng để tạo nguồn bù đắp các chi phí, hoặc sử dụng sai mục đích. Trường hợp không sử dụng hết số hàng đã tiếp nhận (sau khi kết thúc việc cứu trợ, hỗ trợ) phải theo dõi, bảo quản, quản lý chặt chẽ và chỉ sử dụng vào mục đích để cứu trợ, hỗ trợ.

Đối với các mặt hàng dự trữ quốc gia phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, vật tư thiết bị cứu hộ cứu nạn đã xuất cấp cứu trợ, hỗ trợ mà không còn nhu cầu sử dụng, sau khi kiểm tra hàng nếu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng dự trữ quốc gia thì nhập lại kho dự trữ quốc gia nơi xuất hàng để tiếp tục bảo quản theo quy định.

Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì trình Thủ tướng Chính phủ trang cấp cho bộ, ngành quản lý lĩnh vực để sử dụng vào nhiệm vụ thường xuyên, xuất bán hoặc xuất thanh lý theo đúng quy định.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2020.

>> 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được hỗ trợ chống xâm nhập mặn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện chi thu nhập tăng thêm cho công chức tại TP. HCM

Ngày 02/5/2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ban hành Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.