Nghị định số 98/2007/NĐ-CP: Tăng cường kỷ cương trong thực hiện pháp luật về thuế

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Để khắc phục tình trạng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm các chính sách thuế, đồng thời bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ra đời đã có nhiều bổ sung như quy định thêm về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bên cạnh việc kế thừa hợp lý những quy định trước đây (cụ thể là từ Nghị định số 100/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25/2/2004) về xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Nhiều chế tài mới được áp dụng trong xử phạt vi phạm pháp luật về thuế

Một trong những điểm mới của Nghị định 98/2007/NĐ-CP là đã giúp rút ngắn chu trình thanh, kiểm tra thuế. Cụ thể tại Điều 11, hành vi không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế ... quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền; từ chối, trì hoãn, trốn tránh cung cấp hồ sơ, tài liệu... liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tại trụ sở người nộp thuế sẽ bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 2 triệu đồng. Trong khi tại Nghị định 100/2004/NĐ-CP có mức phạt tiền tương tự nhưng mức thời gian cho phép là 5 ngày.

Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tại Điều 14 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, mức phạt tiền gấp từ 1 đến 3 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế. Đây là mức phạt có thể coi là đủ sức răn đe đối với hành vi gian lận, trốn thuế.

Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan Kho bạc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế (vi phạm thuế) vào tài khoản của Ngân sách nhà nước cũng bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Tổ chức, cá nhân có hành vi thông đồng bao che người nộp thuế, trốn thuế... thì tùy theo tính chất vi phạm mà bị phạt tiền từ 2 triệu-8 triệu đồng. Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với các quy định chặt chẽ này, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP không bỏ lọt người vi phạm cho dù đó là cơ quan nhà nước hay cá nhân, đó chính là phương pháp xây dựng căn bản nhất của cán cân pháp luật.

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế-nét mới trong phạm vi điều chỉnh lĩnh vực thuế

Tại Điều 40, 45 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi hoặc khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định xử phạt, không thanh toán chi phí cưỡng chế sẽ bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan có thẩm quyền phải trả lại cho người, tổ chức bị cưỡng chế số tiền chênh lệch.

Để phù hợp với thực tế, Điều 60 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP cho phép cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ. Chính điều này sẽ khiến đối tượng vi phạm không thể phân tán tài sản cũng như che giấu tài sản cho người, tổ chức thứ ba để trốn tránh việc cưỡng chế thuế.

Như vậy, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP xây dựng chủ yếu dựa trên nguyên tắc mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế phải được phát hiện và đình chỉ ngay. Đồng thời, việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế được tiến hành kịp thời, công khai và minh bạch, nếu có hậu quả thì phải khắc phục ngay theo quy định của pháp luật. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ra đời là cơ sở pháp lý góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước một cách hiệu quả. 

 

.(Luật Việt Nam)

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người có Giấy phép lái xe (GPLX)  bị trừ hết điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe được ban hành ngày 12/11/2024.

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cố tình vi phạm trật tự xây dựng đô thị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đây là một trong những quy định của dự thảo Nghị định Hướng dẫn một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị, đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành ở TW và các địa phương. Theo đó, mọi hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải được phát hiện ngay khi bắt đầu khởi công xây dựng và bị đình chỉ, đồng thời kịp thời áp dụng các biện pháp xử lý để hạn chế tối đa lãng phí tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 84/2007/NĐ-CP thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận và sự phát triển của thị trường bất động sản. Theo đó, Nghị định mới tuy dung lượng không bằng Nghị đinh 181 nhưng giải quyết được rất nhiều vấn đề cụ thể đang "mắc" trong triển khai thi hành Luật Đất đai, rất cần thiết cho việc thúc đẩy cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.

Rút ngắn thời hạn chứng thực bản sao, chữ ký.

Rút ngắn thời hạn chứng thực bản sao, chữ ký.

Rút ngắn thời hạn chứng thực bản sao, chữ ký.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 79/2007/NĐ-CP (ngày 18/5/2007) về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Theo Nghị định mới này, thời hạn chứng thực bản sao, chữ ký sẽ rút ngắn hơn và được thực hiện ngay trong buổi làm việc. Nghị định này ra đời đã giúp việc chứng thực được thực hiện nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho công dân và doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc cải cách thủ tục hành chính hiện nay.