Chính phủ ban hành Nghị định mới về tổ hợp tác

Ngày 10/10/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2019/NĐ-CP về thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.

Theo đó, tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, góp tài sản, công sức, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

nguyên tắc hoạt động của tổ hợp tác
Chính phủ ban hành Nghị định mới về tổ hợp tác (Ảnh minh họa)


Bên cạnh đó, tổ hợp tác còn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:

- Hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Trong đó, hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận; được lập thành văn bản, có chữ  ký của 100% các thành viên trong tổ hợp tác;

- Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn 50% tổng số thành viên hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;

- Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ. Quyết định theo đa số trừ trường hợp trong hợp đồng hợp tác, Bộ luật Dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/11/2019.


Nguyễn Hương
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không tiếp tục làm việc ở miền núi, hải đảo vẫn được nhận trợ cấp

Không tiếp tục làm việc ở miền núi, hải đảo vẫn được nhận trợ cấp

Không tiếp tục làm việc ở miền núi, hải đảo vẫn được nhận trợ cấp

Khoản trợ cấp này dành cho cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu được áp dụng từ ngày 01/12/2019 theo Nghị định 76.