Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC
(LuatVietnam) Nhằm kiểm soát chặt chẽ thị trường kinh doanh vàng miếng và khẳng định độc quyền vàng miếng thuộc về Nhà nước, ngày 23/08/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ra Quyết định số 1623/QĐ-NHNN về tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng.
Theo đó, trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường, NHNN giao Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC (Công ty SJC) gia công, sản xuất vàng miếng với hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC (vàng miếng SJC). Như vậy, Công ty SJC không được tiếp tục sản xuất vàng miếng mà chỉ được gia công vàng miếng SJC cho NHNN với khối lượng, hạn mức, nguồn vàng và thời điểm sản xuất theo quyết định của NHNN trong từng thời kỳ.
Cũng theo Quyết định này, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định muốn chuyển đổi vàng miếng khác có nguồn gốc hợp pháp, hợp lệ thành vàng miếng SJC, phải gửi văn bản đề nghị NHNN cho phép chuyển đổi kèm theo kế hoạch gia công vàng miếng SJC. Căn cứ vào văn bản chấp thuận của NHNN, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng nói trên mới được ký hợp đồng gia công vàng miếng SJC với Công ty SJC.
Cùng với đó, Thống đốc NHNN quyết định thành lập Tổ giám sát của NHNN và Tổ giám sát của NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh để giám sát việc gia công vàng miếng từ vàng nguyên liệu, đồng thời cũng quy định chi tiết trách nhiệm các cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động gia công vàng miếng.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xem xét nâng giá mua điện cho 2 nhà máy điện

Xem xét nâng giá mua điện cho 2 nhà máy điện

Xem xét nâng giá mua điện cho 2 nhà máy điện

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, ngày 17/08/2012, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Điều tiết điện lực chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan xem xét nâng giá mua điện cho 03 đơn vị thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cùng 02 nhà máy điện Na Dương, Cao Ngạn thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã phát điện bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam…

Người có chứng chỉ kiểm toán quốc tế được thi lấy CCKTV

Người có chứng chỉ kiểm toán quốc tế được thi lấy CCKTV

Người có chứng chỉ kiểm toán quốc tế được thi lấy CCKTV

Đây là nội dung quy định tại Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/08/2012 của Bộ Tài chính quy định về việc thi và cấp chứng chứng chỉ kiểm toán viên (CCKTV) và chứng chỉ hành nghề kế toán. Theo đó, người có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành không thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các các khoá học do tổ chức nghề nghiệp (TCNN) quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp vẫn có thể dự thi lấy CCKTV nếu đáp ứng đầy đủ một số điều kiện khác...

Quả tươi lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch

Quả tươi lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch

Quả tươi lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm dịch

Ngày 13/08/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Theo quy định tại Thông tư này, các vật thể như: Cây và các bộ phận của cây còn sống được sử dụng để trồng trọt; quả tươi; cỏ và hạt cỏ các loại; gỗ tròn, gỗ xẻ chưa qua xử lý kiểm dịch thực vật... lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam hoặc có xuất xứ mới phải được phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 27/09/2012...

Quy định cụ thể lộ trình phát triển kỹ năng nghề tại Luật Việc làm

Quy định cụ thể lộ trình phát triển kỹ năng nghề tại Luật Việc làm

Quy định cụ thể lộ trình phát triển kỹ năng nghề tại Luật Việc làm

Đây là một trong những nội dung được đề cập đến trong Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 15/08/2012 của Chính phủ về phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Ngoài yêu cầu quy định cụ thể về nội dung và lộ trình thực hiện phát triển kỹ năng nghề trong Luật Việc làm để bảo đảm hiệu quả và tính khả thi của chính sách này trên thực tế; Chính phủ còn nhấn mạnh một số yêu cầu khác, như: Sửa đổi Luật Đất đai 2003 theo hướng quy định minh bạch, rõ ràng hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở, kết hợp hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan…