Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

(LuatVietnam) Ngày 14/10/2016, Nghị định số 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng đã được Chính phủ ban hành, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng. Theo đó, ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng được hiểu là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

Nghị định nêu rõ, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải thực hiện chặn lọc thông tin khi có một trong các yếu tố: Xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; Khi xác định rõ tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng; Khi có yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.

Các cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng; đồng thời, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi: Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng; Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng; Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2016. 

·         LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu

Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.