Cụ thể, bên cạnh nhiệm vụ chung là tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ, Đề án này còn nhấn mạnh phải duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa, sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn vào năm 2020; tiếp tục mở rộng diện tích trồng ngô để đạt sản lượng trên 8,5 triệu tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi nông nghiệp, giảm nhập khẩu. Đồng thời, ổn định diện tích trồng cà phê khoảng 500 nghìn ha, tập trung ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Bắc; xây dựng và triển khai chương trình trồng tái canh 150 nghìn ha cây cà phê già cỗi, năng suất và chất lượng thấp…
Ngoài ra, cần từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung trang trại, gia trai; chuyển dần chăn nuôi từ vùng đồng bằng đến trung du, miền núi; hình thành các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi; hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp…
Với việc thực hiện những nhiệm vụ nêu trên, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân toàn ngành nông nghiệp từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và từ 3,5% - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20% năm 2015 và 50% vào năm 2020.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
LuậtViệtnam