Năm 2018, nhiều vắc xin mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng

Ngày 21/06/2018, Bộ Y tế ban hành Công văn 3535/BYT-DP và xác định công tác tiêm chủng mở rộng tiếp tục là hoạt động cần được ưu tiên thực hiện. Đặc biệt trong năm 2018 sẽ có một số vắc xin mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng.

Cụ thể, đưa mới vào tiêm chủng mở rộng vắc xin ComBE Five thay thế vắc xin Quinvaxem để tiêm cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi; Vắc xin IPV bổ sung thêm cho trẻ 05 tháng tuổi; Vắc xin MRVAC do Việt Nam sản xuất thay thế cho vắc xin MR do Ấn Độ sản xuất sử dụng cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi…

Năm 2018, nhiều vắc xin mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng
Nhiều vắc xin mới được đưa vào tiêm chủng mở rộng (Ảnh minh họa)

Để công tác tiêm chủng tiếp tục được triển khai hiệu quả, đạt tỷ lệ cao và từng bước bổ sung các vắc xin mới vào tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành:

- Tổ chức điều tra, thống kê, tổng hợp, quản lý chặt chẽ các đối tượng tiêm chủng trên địa bàn bao gồm cả đối tượng sử dụng vắc xin tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Đảm bảo tất cả các cơ sở tiêm chủng áp dụng Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, kể cả các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và cơ sở y tế có phòng sinh, 100% trẻ sinh ra đều được quản lý trên Hệ thống.

- Lập kế hoạch và tổ chức tiêm bù ngay trong tháng đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm chủng đầy đủ, tránh bỏ sót đối tượng, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt trên 95% theo quy mô xã, phường.

- Trong thời gian dịch bệnh có xu hướng gia tăng, cần bố trí kinh phí mua vắc xin tiêm chủng bổ sung, tiêm chủng chống dịch ở vùng có nguy cơ cao. Có biện pháp hỗ trợ người dân khi sử dụng một số loại vắc xin không thuộc tiêm chủng mở rộng tùy theo tình hình từng địa phương.

Đặc biệt, cần tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về chăm sóc người được tiêm chủng, khuyến cáo người dân tích cực tham gia tiêm chủng phòng bệnh.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục