Năm 2011, dành 40% thu ngân sách cho cải cách tiền lương

Năm 2011, dành 40% thu ngân sách cho cải cách tiền lương
(LuatVietnam) Ngày 14/12/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 202/2010/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.
Theo đó, Các bộ, cơ quan Trung ương hướng dẫn các đơn vị trực thuộc dành 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2011 (riêng ngành y tế là 35%); Các địa phương phải sử dụng 50% tăng thu ngân sách (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2010 so với dự toán năm 2010 được Thủ tướng giao để thực hiện chế độ cải cách tiền lương năm 2011.

Các Bộ, cơ quan Trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; Ủy ban nhân dân tỉnh khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định và giao khoản tiết kiệm 10% chi phí thường xuyên năm 2011 (không kể các khoản chi tiền lương) để thực hiện chế độ cải cách tiền lương trong năm 2011.

Ngoài ra, Thông tư còn quy định các vấn đề khác như phân bổ và giao dự toán chi ngân sách; tổ chức quản lý thu ngân sách; thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí; điều chỉnh dự toán; chuyển nguồn sang năm sau; công khai tài chính, ngân sách nhà nước…

Trong đó, đáng chú ý còn có quy định về giao dự toán chi đầu tư phát triển, Thông tư quy định: Các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ được bố trí cho các dự án khởi công mới khi có đủ thủ tục và điều kiện bố trí vốn theo chế độ quy định, theo hướng tập trung vốn, tránh dàn trải đồng thời phải thực hiện đủ các nhiệm vụ như:

Thứ nhất là, phân bổ và giao dự toán chi đầu xây dựng cơ bản cho các chủ đầu tư, dự án chi tiết theo ngành kinh tế; bố trí vốn để thanh toán nợ xây dựng cơ bản đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa đủ vốn. Hai là, bố trí vốn đối ứng cho các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA theo cam kết. Ba là, tập trung bố trí vốn cho các dự án, công trình quan trọng cấp bách, có hiệu quả; ưu tiên các dự án, công trình có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2011 và 2012. Thứ tư là, riêng đối với các địa phương cần bố trí đủ vốn cho các chương trình được ngân sách trung ương hỗ trợ một phần như: Chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở; Chương trình hỗ trợ đất sản xuất; Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên; Đề án xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và liên huyện…

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và áp dụng đối với năm ngân sách 2011.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Chứng chỉ giám sát thi công sẽ có hiệu lực vô thời hạn

Chứng chỉ giám sát thi công sẽ có hiệu lực vô thời hạn

Chứng chỉ giám sát thi công sẽ có hiệu lực vô thời hạn

Nghị quyết số 55/NQ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2010 chủ trương bãi bỏ quy định về thời hạn hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, Chứng chỉ hành nghề kỹ sư và Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng. Theo quy định hiện hành, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực trong thời hạn 5 năm, khi quy định này bị bãi bỏ thì chứng chỉ hoạt động xây dựng sẽ có hiệu lực vô thời hạn. Hơn nữa, cá nhân khi nộp hồ sơ xin cấp các loại chứng chỉ nêu trên chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ thay vì 02 bộ như quy định hiện nay...

Tự giải quyết tranh chấp điện trong thời hạn 60 ngày

Tự giải quyết tranh chấp điện trong thời hạn 60 ngày

Tự giải quyết tranh chấp điện trong thời hạn 60 ngày

Ngày 13/12/2010, Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2010/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực. Theo đó, khi có tranh chấp trên thị trường điện lực, các bên trong tranh chấp phải tiến hành đàm phán để tự giải quyết trong thời hạn 60 ngày. Hết thời hạn trên mà hai bên không tự giải quyết được tranh chấp thì một bên hoặc hai bên có quyền trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực để giải quyết theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư này. Việc đàm phán để tự giải quyết tranh chấp là điều kiện bắt buộc để Cục Điều tiết điện lực thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp...

Chi 50 triệu cho người bán tin vi phạm về bảo vệ môi trường

Chi 50 triệu cho người bán tin vi phạm về bảo vệ môi trường

Chi 50 triệu cho người bán tin vi phạm về bảo vệ môi trường

Ngày 08/12/2010, Liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, cơ quan chủ trì tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được sử dụng 70% tổng số tiền thu phạt VPHC nộp vào tài khoản tạm giữ để chi cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

Theo Nghị định số 113/2010/NĐ-CP  ngày 03/12/2010 việc xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm: thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đổi với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong 4 trường hợp: Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng hoặc ở mức đặc biệt nghiêm trọng; Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng hoặc mức đặc biệt nghiêm trọng...