Năm 2009 mới thay đổi thuế thu nhập cá nhân

Năm 2009 mới thay đổi thuế thu nhập cá nhânBộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng cho biết, cuối năm nay Bộ cố gắng hoàn tất Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân và dự kiến đến đầu năm 2009 mới đưa vào áp dụng.

 

Như vậy, Thuế thu nhập cao vẫn tiếp tục thực hiện khoảng 3 năm nữa, cho dù sắc thuế này không phổ biến trên thế giới và khác xa so với bản chất của thuế thu nhập cá nhân.

 

Hiện Pháp lệnh Thuế thu nhập cao đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần theo hướng giảm thuế, đồng thời tăng mức khởi điểm chịu thuế (từ trên 3.000.000 đồng/tháng lên hơn 5.000.000 đồng/tháng đối với người VN và bỏ mức thuế suất 50% đối với cả người VN và người nước ngoài cư trú tại VN), song thuế suất vẫn còn cao (từ 10% đến 40%).

 

Đặc biệt, vẫn còn sự phân biệt giữa người VN với người nước ngoài làm việc và có thu nhập tại VN.

 

Cụ thể, đối với người VN, mức khởi điểm chịu thuế hiện hành là trên 5.000.000 đồng/tháng và số thu nhập trên 40.000.000 đồng/tháng phải chịu thuế suất 40%. Trong khi đó, người nước ngoài cư trú tại VN thì mức khởi điểm chịu thuế là 8.000.000 đồng/tháng và số thu nhập trên 80.000.000 đồng/tháng mới phải chịu thuế suất 40%.

 

"Sở dĩ có sự phân biệt trên là do sự khác nhau về chi tiêu giữa 2 đối tượng (người VN và người nước ngoài cư trú tại VN), chứ không phải là có sự phân biệt đối xử giữa người VN và người nước ngoài hoạt động sinh sống tại VN", ông Hùng giải thích và khẳng định, Luật Thuế thu nhập cá nhân sẽ không còn có sự phân biệt về thuế giữa các đối tượng nộp thuế.

 

Năm 2005, sắc thuế thu nhập cao đem lại cho ngân sách nhà nước 4.400 tỷ đồng, vượt 7,3% so với dự toán (300 tỷ đồng) và đạt mức độ tăng trưởng 25% so với năm 2004. Tuy nhiên, số thu mà sắc thuế này đem lại mới chỉ bằng 4,3% tổng số thu do ngành thuế quản lý (không tính nguồn thu từ tài nguyên là dầu thô và đất đai).

 

Chủ tịch ủy ban Thuế của Chính phủ Nhật Bản, ông Hiromitsu Ishi, cho biết, năm 2005, thuế thu nhập cá nhân chiếm tới 30% tổng thu ngân sách của Nhật Bản, cao hơn bất kỳ số thu từ các sắc thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp (chiếm 25%), thuế giá trị gia tăng (chiếm 23%)&mặc dù mức thuế thu nhập cá nhân của Nhật Bản thấp nhất trong các nước công nghiệp phát triển.

 

Sự khác biệt này là do gần như 100% người có thu nhập ở Nhật Bản đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân, còn VN hiện chưa đến 1.000.000 người phải trích một phần thu nhập "hơn người" của mình để nộp thuế. "VN cũng nên mở rộng đối tượng nộp thuế khi xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân", ông Hiromitsu Ishi khuyến cáo.

 

Giải thích về việc chậm đưa vào áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng cho biết: "Nhờ mở cửa và cải cách, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người từ 282,1 USD/năm (năm 1995) đã tăng lên 402 USD/năm (năm 2000) và hiện đạt khoảng 640 USD/năm.

 

Tuy nhiên, số lượng người giàu ít, đại bộ phận người dân vẫn còn có thu nhập thấp (80% dân số có thu nhập 200-300 USD/năm). Chính vì vậy, hiện chúng ta chỉ ban hành sắc thuế thu nhập cao, nhằm điều tiết thu nhập, chứ chưa ban hành sắc thuế thu nhập cá nhân như nhiều nước đã thực hiện để tạo điều kiện cho người dân có tích luỹ và làm giàu. Sau này sẽ động viên sự đóng góp của người dân thông qua thuế thu nhập cá nhân".

 

Nếu như thuế thu nhập cao chỉ "sờ" tới một số đối tượng, thì thuế thu nhập cá nhân có tính chất bao trùm toàn xã hội. Khi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước sẽ thu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên của cá nhân. Có nghĩa là sự phức tạp, mức độ trốn thuế của thuế thu nhập cá nhân cao hơn rất nhiều so với thuế thu nhập cao.

 

Theo ông Hiromitsu Ishi, muốn thu được thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế phải nắm chắc được đối tượng nộp thuế để tránh tình trạng trốn thuế và thực hiện chiết trừ gia cảnh như miễn trừ cơ bản, người ăn theo... cho đối tượng nộp thuế.

 

Bộ trưởng Hùng cho rằng, khi thuế thu nhập cá nhân được thực hiện, cơ quan thuế phải tăng cường kiểm soát, quản lý thu nhập cá nhân chặt chẽ hơn thông qua mã số thuế cá nhân. Biện pháp kiểm soát nền kinh tế chặt chẽ nhất là quản lý bằng thuế, kiểm soát thu nhập chặt chẽ nhất là kiểm soát bằng thuế thu nhập cá nhân.

 

"Năm 2009, VN sẽ đưa Luật Thuế thu nhập cá nhân vào áp dụng, còn hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương hoàn thành Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân để Chính phủ trình Quốc hội thông qua trong thời gian sớm nhất, đồng thời vẫn phải thực hiện thật tốt thuế thu nhập cao", Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố.

(Theo Đầu tư)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người hành nghề cắt tóc phải xét nghiệm HIV

Người hành nghề cắt tóc phải xét nghiệm HIV

Người hành nghề cắt tóc phải xét nghiệm HIV

Người hành nghề trong một số ngành nghề có khả năng lây nhiễm phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng. Đây là nội dung mới trong dự thảo Luật phòng, chống HIV/AIDS, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 20/2. Luật phòng, chống HIV/AIDS sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới đây và dự kiến có hiệu lực từ 1/12/2006.

Lộ trình xóa bỏ thuế đối với mặt hàng điện tử và công nghệ thông tin

Lộ trình xóa bỏ thuế đối với mặt hàng điện tử và công nghệ thông tin

Lộ trình xóa bỏ thuế đối với mặt hàng điện tử và công nghệ thông tin

Để thực hiện Hiệp định khung Asean điện tử (Hiệp định e-Asean), Bộ Tài chính cho biết đã xây dựng danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Việt Nam và lộ trình xóa bỏ thuế quan giai đoạn 2008-2010. Trong năm 2006, mức thuế suất theo CEPT/AFTA của các mặt hàng về cơ bản là 5%.