Mức trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đến 100%

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý nêu tại Thông tư 48/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 08/8/2019.

Với các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi đúng hạn được thì doanh nghiệp phải lập dự phòng.

trích lập dự phòng với nợ xấu

Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng với các khoản nợ xấu (Ảnh minh họa)


Theo đó, mức trích lập dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn là:

- 30% giá trị với khoản nợ quá hạn từ 06 tháng – dưới 01 năm;

- 50% giá trị với khoản nợ quá hạn từ 01 năm – dưới 02 năm;

- 70% giá trị với khoản nợ quá hạn từ 02 năm – dưới 03 năm;

- 100% giá trị với khoản nợ quá hạn từ 03 năm trở lên.

Trong đó, chỉ khi có các điều kiện sau thì doanh nghiệp mới lập dự phòng cho các khoản thu khó đòi:

- Chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ (chứng từ gốc); Bản thanh lý hợp đồng (nếu có); Đối chiếu công nợ; Bảng kê công nợ; Các chứng từ khác…

- Căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: Quá thời hạn thanh toán 06 tháng trở lên, đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng chưa thu hồi được nợ…

Lúc này, doanh nghiệp phải lập hồ sơ gồm biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp và bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc trích lập dự phòng đến các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/10/2019.


Nguyễn Hương
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa? Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục