Mục tiêu đến 2020: Việt Nam xuất khẩu 20.000 ô tô

Mục tiêu đến 2020: Việt Nam xuất khẩu 20.000 ô tô
(LuatVietnam)  Ngày 24/07/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1211/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phát triển ngành này trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Cụ thể, dự kiến đến năm 2020, tỷ trọng số lượng xe ô tô đến 9 chỗ, từ 10 chỗ trở lên, ô tô tải, xe chuyên dùng được sản xuất lắp ráp trong nước lần lượt đạt 60%; 90%; 75% và 15% so với nhu cầu nội địa; tổng lượng xe xuất khẩu là 20.000 chiếc, trong đó ô tô đến 9 chỗ và trên 9 chỗ  đều đạt 5000 chiếc, ô tô tải đạt 10.000 chiếc; xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đạt 4 tỷ USD…

Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng chủ trương đề ra nhiều giải pháp quan trọng về cơ chế chính sách, trong đó có: Áp dụng thuế suất nhập khẩu ở mức trần các cam kết thuế quan mà Việt Nam đã tham gia đối với các loại phụ tùng, linh kiện khuyến khích đầu tư sản xuất; dự án sản xuất xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe chạy điện…) được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất hiện hành; dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển với lãi suất thấp nhất theo từng thời kỳ.

Đặc biệt, các loại xe khách tầm trung và tắm ngắn chạy liên tỉnh, liên huyện, nội đô… từ 16 chỗ đến dưới 24 chỗ và các loại xe vừa chở người, vừa chở hàng hóa phục vụ nông nghiệp, nông thôn được áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức thấp nhất; trái lại, các loại xe chở người đến 9 chỗ, có dung tích động cơ trên 3.0 lít phải áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và phí bảo vệ môi trường ở mức cao…

Ngoài ra, tại Quyết định này, một lần nữa Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nhất quán hệ thống chính sách về phát triển ô tô trong thời gian tối thiểu 10 năm, nhằm tạo sự sự tin tưởng đối với nhà đầu tư, nhà sản xuất…

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Tổng công ty Nhà nước có tối đa 3 cấp doanh nghiệp

Đây là một trong những nội dung quy định tại Nghị định số 69/2014/NĐ-CP ngày 15/07/2014 do Chính phủ ban hành về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước. Cụ thể, từ ngày 01/09/2014, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước mới thành lập phải có tối đa 03 cấp doanh nghiệp (DN), bao gồm: Công ty mẹ (DN cấp I) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối…