Mức phạt đối với hành vi bỏ hoang đất cao nhất đến 40 triệu đồng

Nghị định 123/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định về mức phạt đối với hành vi bỏ hoang đất không sử dụng.

Theo đó, tại Điều 24 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục như sau:

STT

Hành vi

Diện tích vi phạm

Mức phạt

1

 

Không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục

Dưới 0,5 héc ta

02 - 05 triệu đồng

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

05 - 10 triệu đồng

Từ 01 héc ta trở lên

10 - 20 triệu đồng

2

Không sử dụng đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục

Dưới 0,5 héc ta

02 - 05 triệu đồng

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

05 - 10 triệu đồng

Từ 01 héc ta trở lên

10 - 20 triệu đồng

3

Không sử dụng đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục

Dưới 0,5 héc ta

03 - 05 triệu đồng

Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta

05 - 10 triệu đồng

Từ 01 héc ta trở lên

10 - 20 triệu đồng

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân vi phạm. Đối tổ chức có hành vi vi phạm thì phạt gấp đôi. Có nghĩa, tổ chức vi phạm về hành vi không sử dụng đất sẽ bị phạt từ 04 - 40 triệu đồng.

Khoản 4 Điều luật này cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng đất phải đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 60 ngày đối với hành vi (1), (2); thời hạn 90 ngày đối với hành vi (3).

Mức phạt đối với hành vi bỏ hoang đất cao nhất đến 20 triệu đồng
Mức phạt đối với hành vi bỏ hoang đất cao nhất đến 40 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 81 Luật Đất đai 2024 trường hợp dưới đây đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị thu hồi:

- Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục

- Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục

- Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục.

Nghị định 123/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 04/10/2024.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Nghị định 130/2024/NĐ-CP về mức phí sử dụng đường cao tốc từ 10/10/2024

Đã có Nghị định 130/2024/NĐ-CP về mức phí sử dụng đường cao tốc từ 10/10/2024

Đã có Nghị định 130/2024/NĐ-CP về mức phí sử dụng đường cao tốc từ 10/10/2024

Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.

Nâng mức bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn từ 01/12/2024

Nâng mức bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn từ 01/12/2024

Nâng mức bồi dưỡng với người trực tiếp khảo sát, rà phá bom, mìn từ 01/12/2024

Quyết định 16/2024/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh vừa được ban hành.

Danh sách văn bản về hạn mức giao đất ở của các tỉnh, thành phố [Cập nhật 2024]

Danh sách văn bản về hạn mức giao đất ở của các tỉnh, thành phố [Cập nhật 2024]

Danh sách văn bản về hạn mức giao đất ở của các tỉnh, thành phố [Cập nhật 2024]

Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở. Dưới đây, LuatVietnam cập nhận văn bản hạn mức giao đất ở của các tỉnh, thành phố.