Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 106/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày
Đồng thời, bổ sung đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm chi phí hoạt động hoặc tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động vào diện đối tượng thụ hưởng chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tại Nghị định trước đây, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hàng năm và kế hoạch dài hạn để tổng hợp chung trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nay Bộ Tài chính chủ trì thẩm định kế hoạch tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước hàng năm và dài hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Bộ Tài chính cũng là cơ quan quyết định mức hỗ trợ sau đầu tư trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước; khuyến khích chủ đầu tư tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí hợp lý (Tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP, mức hỗ trợ sau đầu tư bằng chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và 90% lãi suất vay vốn đầu tư).
Tại Nghị định mới, biện pháp xử lý rủi ro được xem xét áp dụng đối với các trường hợp: Gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc và lãi) và bán nợ (Bỏ hình thức điều chỉnh thời hạn trả nợ).
Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư gồm: Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (Không phân biệt địa bàn đầu tư) như dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt, xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp..., xây dựng các quỹ nhà ở tập trung cho công nhân, dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa; Nông nghiệp, nông thôn như dự án xây mới và mở rộng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, dự án phát triển giống thủy, hải sản, cây trồng, vật nuôi; Các dự án Công nghiệp như đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản, sản xuất Alumin, fero hợp kim sắt..., đóng mới toa xe đườg sắt và lắp ráp đầu máy xe lửa, sản xuất thuốc kháng sinh, vắc xin thương phẩm, nhà máy điện từ gió, thủy điện nhỏ, sản xuất DAP và phân đạm; Các dự án đầu tư tại các địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn... và các dự án cho vay theo Hiệp định Chính phủ, các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
. (Theo Website Chính phủ)