Theo đó, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quỹ) có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý một khoản nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể, các biện pháp xử lý gồm:
- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/số tiền trả nợ
- Gia hạn nợ vay
- Khoanh nợ
- Xóa nợ lãi/nợ gốc
- Bán nợ
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
- Sử dụng dự phòng rủi ro …
Việc sử dụng biện pháp xử lý nào phải dựa theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn phương án giảm tối đa thiệt hại Nhà nước, không gây mất vốn hoặc gây mất vốn ít nhất. Không chỉ vậy còn phải gắn trách nhiệm của Quỹ, bên vay và các tổ chức liên quan khác.
Ngoài ra, để xem xét rủi ro khoản vay, Quỹ căn cứ vào:
- Nguyên nhân dẫn đến rủi ro
- Mức độ rủi ro
- Tình hình sản xuất kinh doanh
- Tình hình tài chính
- Khả năng trả nợ của doanh nghiệp …
Đặc biệt, Quỹ chỉ chấp nhận tỷ lệ rủi ro không quá 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Nếu vượt quá 5%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nghị định 39/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.
Một số nội dung đáng chú ý khác của Nghị định này là:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn tối đa 7 năm
Điều kiện vay vốn từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa