Mỗi Bộ sẽ có không quá bốn Thứ trưởng

Ngày 3/12/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2007/NĐ-CP nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng như chế độ làm việc, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

 

Theo Nghị định, số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 4 người. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 

 

Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước gồm Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, Tổng cục và tương đương và cơ quan đại diện của Bộ ở địa phương và nước ngoài.

 

Số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ quy định không quá 3 người.

 

Nghị định, dài 15 trang, cũng quy định chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trực thuộc Bộ. Nghị định còn cho biết Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chuẩn bị, phải chịu trách nhiệm về những quyết định của Thứ trưởng được phân công hoặc ủy nhiệm giải quyết. Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về hiệu quả các dự án, chương trình, đề án của Bộ và việc sử dụng các nguồn lực của Bộ.

 

Bộ trưởng cũng chịu trách nhiệm liên đới về những công việc đã phân cấp cho chính quyền địa phương, khi Bộ không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra để xảy ra sự cố, thảm họa nguy hiểm, thất thoát, thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.

 

Bộ trưởng không được chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ lên Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, những vấn đề vượt quá thẩm quyền được giao phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Hiện Chính phủ có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ.
 

 

 

. (Luật Việt Nam)

 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.