Miễn kiểm tra trong và sau thông quan đối với doanh nghiệp ưu tiên

Miễn kiểm tra trong và sau thông quan đối với doanh nghiệp ưu tiên
(LuatVietnam) Ngày 13/05/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2011/TT-BTC quy định về việc áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện.
Theo đó, doanh nghiệp ưu tiên phải là doanh nghiệp có độ rủi ro thấp nhất, đáp ứng đủ 07 điều kiện, trong đó: Có quá trình tuân thủ pháp luật hoặc đã có sai phạm nhưng chỉ bị xử phạt hành chính không quá 03 lần với mức phạt mỗi lần không quá 20 triệu; Có kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn; Thực hiện chế độ kế toán minh bạch; Hoạt động kinh doanh có hiệu quả…  
 
Thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là 36 tháng trở về trước, kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của doanh nghiệp đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, nếu doanh nghiệp có tổng thời gian hoạt động từ 12 đến 36 tháng mà đáp ứng các điều kiện nêu trên thì cũng thuộc diện được xem xét công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.
 
Về điều kiện kim ngạch xuất, nhập khẩu, Thông tư quy định: Doanh nghiệp được ưu tiên đối với tất cả các mặt hàng, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu phải đạt kim ngạch 500 triệu USD/năm; doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là thủy sản, nông sản, dầu thô có xuất xứ thuần túy Việt Nam đạt 100 triệu USD/năm; doanh nghiệp được ưu tiên trong nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao đạt kim ngạch theo quy định của Tổng cục Hải quan.
 
Các doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên như: Trong giai đoạn thông quan được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực thế hàng hóa; Không kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp; Thực hiện thủ tục hải quan điện tử (hồ sơ điện tử được miễn kiểm tra và được phản hồi 24h/7 ngày); Ưu tiên nộp thuế, phí hải quan định kỳ 1 lần/tháng; Áp dụng chế độ hoàn thuế trước, thanh khoản trước, kiểm tra sau…
 
Cũng theo Thông tư này, thời hạn doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu tiên lần đầu là 12 tháng; sau thời hạn này, Tổng cục Hải quan thực hiện đánh giá lại, nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng các điều kiện quy định thì tiếp tục được gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên thêm nhiều lần và mỗi lần gia hạn là 36 tháng.
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/06/2011; thời gian thực hiện thí điểm chế độ ưu tiên là 02 năm; hết thời hạn thí điểm, Tổng cục hải quan tổng kết đánh giá việc thực hiện, báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ thực hiện ổn định, lâu dài.  
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Lương cán bộ, công chức Thuế, Hải quan không được quá 1,8 lần quy định

Lương cán bộ, công chức Thuế, Hải quan không được quá 1,8 lần quy định

Lương cán bộ, công chức Thuế, Hải quan không được quá 1,8 lần quy định

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 59/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế (TCT) và Tổng cục Hải quan (TCHQ) giai đoạn 2011-2015. Theo đó, kinh phí hoạt động của TCT và TCHQ được phân bổ hàng năm theo mức ổn định là 1,9% trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội quyết định. Nguồn kinh phí trên được phân bổ và giao dự toán cho TCT và TCHQ đảm bảo: Chi đầu tư xây dựng tối thiểu 10%, chi mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị tối thiểu 25% và chi hoạt động thường xuyên tối đa 65% trên tổng dự toán chi được giao...

Không được đấu thầu quốc tế khi nhà thầu EPC trong nước có khả năng thực hiện

Không được đấu thầu quốc tế khi nhà thầu EPC trong nước có khả năng thực hiện

Không được đấu thầu quốc tế khi nhà thầu EPC trong nước có khả năng thực hiện

Thủ tướng đã có Chỉ thị số 734/CT-TTg về chấn chỉnh công tác quản lý đối với các gói thầu EPC (là gói thầu tư vấn, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) trong đó có nhiều chính sách bảo vệ các nhà thầu EPC trong nước. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo đối với các gói thầu EPC mà khả năng các nhà thầu trong nước đảm nhận được trên 50% khối lượng công việc thì không được tổ chức đấu thầu quốc tế mà phải tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước; đối với phần thiết bị, công nghệ trong nước không sản xuất được thì có thể tách phần thiết bị công nghệ thành một gói thầu riêng...

Buộc thôi việc công chức tự ý nghỉ quá 07 ngày/tháng

Buộc thôi việc công chức tự ý nghỉ quá 07 ngày/tháng

Buộc thôi việc công chức tự ý nghỉ quá 07 ngày/tháng

Ngày 17/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức trong đó quy định 06 hình thức kỷ luật đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và 04 hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ quản lý. Trong đó đáng chú ý là quy định về hình thức kỷ luật buộc thôi việc, cụ thể: Công chức tự ý nghỉ việc từ 07 ngày/tháng hoặc từ 20 ngày/năm trở lên mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo văn bản 03 lần liên tiếp thì sẽ bị buộc thôi việc...

Tăng thuế GTGT, giảm thuế TNDN

Tăng thuế GTGT, giảm thuế TNDN

Tăng thuế GTGT, giảm thuế TNDN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 với nhiều thay đổi trong chính sách thuế. Trong đó đáng chú ý, Thủ tướng chủ trương sửa đổi, bổ sung thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường...