Luật sư hành nghề trên 5 năm được miễn đào tạo Thừa phát lại

Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Nghị định 08 năm 2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại tại Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020.

Theo đó, các loại giấy tờ chứng minh miễn đào tạo nghề Thừa phát lại được nêu cụ thể tại Điều 5 Thông tư này như sau:

- Chứng chỉ hành nghề Luật sư, Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Công chứng viên, thẻ Luật sư, thẻ Công chứng viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên;

- Quyết định bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Điều tra viên, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Kiểm sát viên… kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Điều tra viên từ 05 năm trở lên…

miễn đào tạo Thừa phát lại
Luật sư hành nghề trên 5 năm được miễn đào tạo Thừa phát lại (Ảnh minh họa)

Đồng thời, Thông tư cũng quy định, thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm) tại Học viện Tư pháp.

Riêng Thừa phát lại nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, đang điều trị dài ngày từ 03 tháng trở lên có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên thì được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/10/2020.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Các quy chuẩn về môi trường dự kiến ban hành từ 2024 - 2026

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định 1075/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.