Mang điện thoại di động vào phòng sát hạch lái xe có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Đây là quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi giấy phép lái xe.

Cụ thể tại điểm k khoản 3 Điều 39 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Cá nhân sử dụng các giấy tờ, tài liệu không đúng sự thật để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Người dự sát hạch mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, lên xe sát hạch hoặc có hành vi gian dối khác làm sai lệch kết quả sát hạch.

- Cơ sở đào tạo lái xe không bố trí giáo viên dạy thực hành ngồi bên cạnh để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe; bố trí giáo viên không đủ tiêu chuẩn để giảng dạy;

- Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không có giấy phép xe tập lái hoặc có nhưng hết hạn, không gắn biển xe “Tập lái” trên xe theo quy định, không ghi tên cơ sở đào tạo, số điện thoại ở mặt ngoài hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe theo quy định;

- Cơ sở đào tạo lái xe sử dụng xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hãm phụ hoặc có nhưng không có tác dụng;

- Cơ sở đào tạo lái xe tuyển sinh học viên không đủ điều kiện trình độ văn hóa, thời gian lái xe an toàn tương ứng với từng hạng đào tạo; tuyển sinh học viên không đủ hồ sơ theo quy định;…

Mang điện thoại di động vào phòng sát hạch lái xe có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
Mang điện thoại di động vào phòng sát hạch lái xe có thể bị phạt đến 10 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Theo Điều 54 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trường hợp hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường xảy ra và kết thúc trước ngày Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành sau đó mới được phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng nghị định định có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý.

Trường hợp hành vi vi phạm chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định định có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử lý.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2025.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Vận động nhân dân không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí

Đây là nội dung được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu tại Công văn 418/BVHTTDL-VHCS về bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025

Triển khai Cổng thông tin điện tử đăng ký thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số

Triển khai Cổng thông tin điện tử đăng ký thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số

Triển khai Cổng thông tin điện tử đăng ký thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số

Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 311/TCT-DNNCN về việc triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.